Trước khi binh chủng Không quân nhân dân Việt Nam ra đời, với tầm nhìn chiến lược về việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu Chính phủ Cách mạng lâm thời Kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho thành lập Ban nghiên cứu Không quân. Với tiền đề là hai chiếc máy bay của Vua Bảo Đại, một binh chủng mới của Quân đội ta đã manh nha từ rất sớm. Hiện phòng Lưu trữ của Bảo tàng Phòng không - Không quân vẫn lưu được những chi tiết máy còn lại của hai chiếc máy bay này. Vậy số phận của hai chiếc máy bay này như thế nào, và hiện đang ở đâu?
Đại tá Nguyễn Tâm Trinh (trái) và ông Nguyễn Trọng Uyển đang xem lại tài liệu lịch sử. |
Đại tá Nguyễn Hữu Đạc, Giám đốc Bảo tàng Phòng không - Không quân cho biết, sau Cách mạnh tháng Tám, ông vua thoái vị Bảo Đại (tức Vĩnh Thụy) được Hồ Chủ tịch mời làm cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời. Bảo Đại đề nghị cho đưa hai chiếc máy bay từ Huế ra Hà Nội. Chính phủ ta chấp nhận với ý định thành lập một câu lạc bộ không quân, huấn luyện phi công, đặt nền móng cho sự phát triển lực lượng không quân sau này.
1-
Hành trình lên chiến khu Việt Bắc.
Ngày 9/3/1949, Bộ Quốc phòng quyết định
thành lập Ban nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu. Ban có nhiệm vụ xây
dựng cơ sở nghiên cứu bước đầu về không quân, tìm hiểu hoạt động của không quân
Pháp.
Hai
chiếc máy bay của Bảo Đại là loại máy bay thể thao có tên là Tiger Moth và
Morane Saulnier. Chiếc Tiger Moth là loại máy bay một động cơ, do Anh quốc chế
tạo, hai tầng cánh, hai chỗ ngồi, thân bọc vải, tốc độ chậm, có thể hạ cánh ở
sân bay ngắn, hẹp, kể cả trên đồng cỏ. Loại này không quân Anh dùng để tập lái
và liên lạc. Chiếc Morane Saulnier do Pháp chế tạo là loại máy bay thể thao một
động cơ, thân kim loại, một tầng cánh, hai chỗ ngồi. Đồng chí Tạ Quang Bửu, Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho đồng chí Phan Phác, Cục trưởng Cục Quân
huấn tổ chức đưa máy bay từ Huế ra bằng tàu hỏa sau khi đã tháo cánh và đưa lên
Kim Đái, thuộc Tổng Sơn Tây.
Tháng 12 năm 1946, kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, hai chiếc máy bay tiếp tục được tháo rời,
chuyển bằng thuyền lên Bình Ca, rồi lên Soi Đúng (Tuyên Quang). Để tìm hiểu
thêm về số phận hai chiếc máy bay này, tôi tìm gặp ông Nguyễn Trọng Uyển, người
từng làm việc tại xưởng của Ban nghiên cứu Không quân. Ông Uyển còn là con trai
của ông Nguyễn Văn Đống, một trong hai người trông coi, bảo dưỡng hai chiếc máy
bay.
Máy bay Morane Saulnier một tầng cánh. |
Máy bay Tiger Moth hai tầng cánh. |
Ông Nguyễn Văn Đống, quê ở phường Sở
Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng, từng là lính thuộc địa Pháp tham gia Thế chiến
I. Được đào tạo nghề chữa, lắp ráp máy bay tại Pháp với bằng tốt nghiệp hạng
nhì cùng với sắc phong cửu phẩm của vua Bảo Đại. Ông đã có thời gian làm việc
cho hãng Hàng không của Pháp tại các trường bay Tân Sơn Nhất, Gia Lâm, Bạch
Mai. Sau này ông Nguyễn Trọng Uyển được cha trực tiếp đưa vào xưởng của Ban
nghiên cứu làm việc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ông Uyển chuyển sang Cục
Điện ảnh công tác cho đến khi về hưu.
Ông Uyển kể: “Quá trình vận chuyển máy
bay từ Sơn Tây lên Tuyên Quang liên tục bị máy bay Pháp phát hiện và bắn phá.
Chiếc Morane bị mất hai mỏm đầu cánh, chiếc Tiger Moth bị thủng nhiều lỗ trên
thân cánh và đuôi. Một số bộ phận khác như khung, dây cáp căng cánh... bị đứt.
Hai chiếc máy bay đã được đưa vào xưởng ở khu rừng rậm thuộc thôn Soi Đúng
(Tuyên Quang) để sửa chữa. Trưởng kíp thợ lúc đó là ông Nguyễn Văn Đống. Để sửa
chữa và tiến hành sơn lại máy bay, Ban nghiên cứu đã cử người về vùng giáp ranh
vùng tạm chiếm để tìm mua nguyên vật liệu phụ tùng đồ nghề như: vải diềm bâu
khổ rộng, lụa tơ tằm, sơn loại tốt, dây cáp… Toàn bộ vải cũ trên máy bay được
bóc ra, thay vào đó bằng vải mới và sơn lại, chiếc Tiger Moth được sơn phù hiệu
cờ đỏ sao vàng, các đầu dây cáp bị đứt phải nối lại từng sợi rất tỉ mỉ”.
Sau gần nửa năm đã hàn gắn, sửa chữa xong các bộ phận chủ yếu, còn lại dụng cụ đo độ cao và đèn bay đêm là không sửa được”.
2- Nỗ lực cất cánh.
Sau gần nửa năm đã hàn gắn, sửa chữa xong các bộ phận chủ yếu, còn lại dụng cụ đo độ cao và đèn bay đêm là không sửa được”.
2- Nỗ lực cất cánh.
Đại tá Nguyễn Tâm Trinh là thành viên
đội huấn luyện của Ban nghiên cứu Không quân từ những ngày đầu tiên kể lại,
tháng 6/1949, chiếc máy bay Tiger Moth hai tầng cánh được bay thử nghiệm.
Chuyến bay đã không thành công, máy bay đâm vào bãi ngô bên cạnh đường băng. Một
tháng sau cấp trên cử phi công khác vốn là một hàng binh cùng với ông Nguyễn
Văn Đống thực hiện nhiệm vụ bay thử. Sau khi thực hiện bay một vòng ở độ cao
800m, phi công thực hiện động tác biểu diễn. Khi bay thử vòng thứ hai phi công
có ý hạ độ cao gần mặt sông Gâm từ đó hạ cánh thăng bằng xuống đường băng. Khi
phát hiện cánh máy bay chạm mặt nước phi công vội kéo cần lái bay lên. Tuy
nhiên, phát hiện phía trước là dãy núi cao, nên ông Đống ngồi phía trước đã vội
ấn cần lái cho máy bay đâm xuống song, nhờ sức cản của nước đã giữ an toàn cho
cả hai người. Ban nghiên cứu cho đóng mảng vớt máy bay về, cánh quạt máy bay bị
gãy, kính chắn phía trước bị vỡ.
Hai chiếc máy bay từ khi gặp sự cố nói trên đã không thể cất cánh được nữa, và được sử dụng làm buồng tập lái dưới mặt đất, rồi tháo nhỏ ra cùng với xác máy bay Pháp do ta bắn rơi làm mô hình học tập cho các học viên. Sau khi Ban nghiên cứu Không quân giải thể, vũ khí và các bộ phận của hai chiếc máy bay được đưa vào gửi trong dân. Một thời gian dài dường như không ai còn nhớ đến nó nữa. Người chịu trách nhiệm lưu giữ đã chết, các tư liệu và hiện vật dần bị thất lạc và hư hỏng.
Năm 1994, ông Nguyễn Tâm Trinh, Nguyễn
Trọng Uyển cùng các cựu chiến binh đã hành hương về chiến trường xưa và thu
thập được một ít linh kiện và tư liệu của hai chiếc máy bay này. Các hiện vật
tư liệu này đã được trao lại cho Bảo tàng Hàng không Dân dụng và Bảo tàng Phòng
không -Không quân.
3 nhận xét:
Hay!
Giờ mới biết từ đầu năm 1949, Bác Hồ và Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban NC Không quân, tiền thân của binh chủng Không quân nuơc nhà trong KC chống Mỹ. TÀI THẬT.
Bài Hành khúc Không quân VN do Văn Cao sáng tác cũng từ 1948.
Đăng nhận xét