Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga (tiếp)

1000 câu đầu của Truyện Kiều xuôn xẻ theo quy trình làm việc chặt chẽ ấy. Tôi yên chí, không quan tâm đến việc gì khácmải mê làm việcCó hơi lăn tăn là sau 1000 câu đầu tiênchỉ nhận được các nhận xét góp ý với bản dịch của hai anh Hoàng và Huyếncòn bản hiệu đính của các học giả Nga thì không thấy gửi lại nữaMình dịch tốt hơn chăngHay thấy mình chấp nhận hầu hết chỗ hiêu đính (cũng đôi chỗ sửa làm mất tính hình tượngtôi lấy lại cách dịch của mình), họ thấy không cần mất thời giờ mail đi mail lại mà chuyển luôn cho nhà thơ? Thôi thì cũng đượcvì dẫu sao họ là những người Ngalại là học giả.


Không mất thời giờ chỉnh sửatôi bắt đầu đọc bản dịch thơ của Vasili Popov đ góp ý theo yêu cầu của chính anhVasili  tận Sibiricũng làm việc say mê. Đó là một nhà thơ trẻ có tài, đã đoạt nhiều giải thơ ca của Liên bang NgaNhưng rõ ràng là anh còn quá trẻ (mới 35-36 gì đó), còn thiếu cái phông văn hóa phương Đôngnên chưa thể hiểu sâu sắc Truyện Kiềudo đó bỏ qua khá nhiều tình tiết tư tưởng và nghệ thuật trong bản dịch của tôivốn bám sát theo từng câu thơ nguyên tácTrước khi đưa đi inanh Huyếncó gửi cho tôi chế bản với những nhận xét của anh về bản dịch thơ, còn nhiều hơn nữa những chỗ bôi đvàngxanh và dấu chấm hỏivì Huyến vốn kĩ tính trong dịch thuật và nghiệp vụ xuất bảnNhưng còn làm gì được nữaYêu cầu bổ sungdịch lại thì phải làm từ đầuPhải chấp nhận thôiVới hy vọng đã có bản dịch văn xuôi tốtsẽ còn xuất hiện trong tương lai những bản dịch thơ kháctốt hơnvà mong rằng của chính Vasili tâm huyết với Kiềuhai-ba chục năm saukhi anh đã già giặn hơnTrong các mail góp ý, tôi chỉ nêu ra những câu quá xa hoặc phản ý nguyên tácnhững nhầm lẫn về nhân vật và những chi tiết nhà thơ-dịch giả thêm thắt gây phản cảm do trái với văn hóa phương Đôngnhư: nam nữ bắt tay nhau khi gặp gỡquỳ xuống hôn chân người yêu đ cầu hônvợ chồng chia li ôm nhau trước mặt mọi người v.vThư cuối cùngtôi viết cám ơn tấm lòng của anh:
“Уважаемый Василий!
.... Вы проделали огромную плодотворную работу. Поздравляю Вас. И большое спасибо за любовь и сочувствие к талантливой и многострадальной Киеу, без чего невозможно было бы выразить на русском языке её обаяние и ум, а равно и её душераздирающие взывания ко всем человеческим сердцам. О поэтической стороне перевода я. как иностранец, не компетенен судить. Я постарался обратить Ваше внимание только не некоторые места (замазанные мной красным цветом) или слишком далеки от смысла оригинала, или (в больших случаях) не соответствуют культурным нормам и традициям восточных стран. Как исправить - полагаюсь полностью на Ваше чутьё”.(Vasili kính mến!.. Anh đã hoàn thành một công trình sáng tạo to lớnTôi chúc mừng anh Và vô cùng cảm tạ anh về sự yêu thương và cảm thông với nàng Kiều tài hoa và thống khổ - không thế thì làm sao thể hiện được bằng tiếng Nga vẻ duyên dáng và trí thông minh của nàng cùng những tiếng kêu thương xé lòng của nàng hướng đến mọi trái tim con ngườiVề bình diện thi ca của bản dịch thì tôi là người ngoại quốcnên không đ khả năng phán xétTôi chỉ cố gắng chỉ ra những chỗ (có bôi đhoặc quá xa ý nguyên táchoặc (phần nhiềukhông phù hợp với những chuẩn mực và truyền thống văn hóa phương ĐôngSửa thế nào thì tôi hoàn toàn tin vào trực giác của anh.)

            Tôi đặt dấu chấm hết cho việc dịch câu Kiều thứ 3254 vào hồi 01g13p đêm 10 - 04 - 2015. Như vậy là tôi đã dịch trọn vẹn Truyện Kiều trong 1 năm 5 tháng 4 ngàyTiến đ có chậm hơn một tháng so với dự kiến là do 29 Tết Ât Mùi 2015 mẹ tôi (97, đúng tuổi Mùi!) bị tai biến nãongay sáng Mồng Một tôi phải tức tốc bay vào TP Hồ Chí Minhthẳng từ sân bay vào bệnh viện 115 và từ đấy luôn phải ra-vào các bệnh viện túc trực bên cụTuy phải ngồi bên giường người mẹ già bị bạo bệnhtôi vẫn dịch được ngót sáu trăm câu cuối cùngCũng thật may cho tôiviêc làm đã giúp tôi bớt căng thẳng về thần kinh trong cái bối cảnh mẹ nằm bất độngxung quanh suốt ngày đêm người ta vật vã, rên lakhóc lóc
           
Nhưng rồi… thất vọng lớn nhất bất ngờ đến với tôi hoàn toàn từ phía khác
Ngày 25 - 8 - 2015 tôi nhận được mail của người tổ chức Dự án là TS Nguyễn Huy Hoàng, đoạn liên quan chuyện này như sau: “Hôm quaem và Xocolov và một giáo viên của Viện Văn học mang tên Gorkingười đã đọc bản thảongồi với nhauHọ cho rằngnếu in phần “литературный прозаический перевод” (bản dịch bằng văn xuôi mang tính văn họcsẽ không có lợi cho anh vì mấy lí do:
-         Bản dịch đúngchi tiếtnhưng chưa Nga hóacần có thì giờ hiệu chỉnh lại.
-         Bản dịch của Popov có những chỗ phóngkhông sát với ý anh dịchnên khi đọc đối chiếulàm hại chung toàn bộ công trình chung.
-         Anh sẽ không có một tác phẩm riêng.
-         Vì vậy em đề nghị
Em sẽ in riêng công trình của anh, với tên duy nhất của anh. Em đang đặt vấn đề với Xocolov xin Giấy phép với tư cách là trường viết văn Gorki và trung tâm Văn hóa Đông Tây hợp tác. Xocolov hiện là cán bộ của Trường. Như thế này, anh sẽ có một công trình riêng; và trong bản dịch thơ vẫn mang tên anh nữa…”
Ra thế! DO CÓ Ý ĐỒ KHÁC (muốn xuất bản một công trình ở Viện viết văn Gorki), nên sau lưng tôi, họ đã bỏ từ lâu (từ sau câu 1000!) việc hiệu đính để có lý do KHÔNG CÔNG BỐ bản dịch nghĩa như đã thỏa thuận trong kế hoạch Dự án, là do nó “chưa Nga hóa”, “sẽ không có lợi cho anh”. Họ có “thiện ý” giữ uy tín cho tôi, lại còn muốn tôi có “một công trình riêng” nữa kia đấy!!!
Trời ơi! Tôi đâu cần tất cả những điều đó! Cái tôi cần là nhân dịp kỷ niệm 250 năm sinh đại thi hào Nguyễn Du, phải có một công trình cho bạn đọc người Nga thấy là xứng tầm với một Danh nhân văn hóa được UNESCO vinh danh, cũng là thực hiện lời hứa của tôi tại Bảo tàng Cụ hơn mươi năm trước.
Tôi viết một cái mail gay gắt cho anh Hoàng, phản đối cái quyết định sau lưng tôi và đã vi phạm thỏa thuận ban đầu kia, yêu cầu TS A. Sokolkov tiếp tục hiệu đính, nhưng Hoàng hồi âm cho biết mẹ Anatoli ốm liệt (Kiều của cụ Nguyễn Du quả lận đận đoạn trường!), anh ấy một mình chăm sóc cụ, không thể làm việc được và bảo tôi viết thư cho Vasili Popov nhờ hiệu đính. Tôi đã làm theo lời khuyên của Hoàng, nhưng hóa ra nhà thơ trẻ này, qua quá trình căn cứ bản dịch văn xuôi của tôi để chuyển thành thơ, tỏ ra rất biết mình biết người. Anh hồi âm ngay:
Мне нравится Ваше желание напечатать подстрочник вместе с поэтическим переводом – это хорошая идея. Но почему об этом так поздно спохватились. Вы сделали добротный, ясный подстрочник и действительно написали поэму в прозе. Но этот текст необходимо в некоторых местах подправить и привести в соответствие с нормами русского языка, а это требует времени. Хотя бы две недели плодотворной работы. Есть ли у нас это время? Да и тут нужен не поэт, а хороший редактор. Как я понимаю, до выхода книги осталось всего две-три недели – можем не успеть.”  (Tôi thích cái nguyện vọng của anh in bản dịch nghĩa từng câu cùng với bản dịch thơ – đó là một ý tưởng hayNhưng sao anh sực nhớ ra điều này muộn vậyAnh đã làm một bản dịch nghĩa từng câu chất lượngsáng rõ, và thực ra đã viết một trường ca bằng văn xuôiNhưng văn bản ấy cần phải sửa  đôi chỗ và hiệu chỉnh cho phù hợp với các chuẩn mực tiếng Ngavà điều này đòi hỏi thời gianChí ít là hai tuần làm việc hiệu quảChúng ta còn thời hạn ấy khôngVả lại cái người cần cho việc này không phải nhà thơ mà là một biên tập viên giỏiTheo tôi biết thì đến thời điểm ra sách chỉ còn hai-ba tuần – chúng ta có thể không kịp)…

Đến thăm cô Sophia (áo dài VN). Moskva 2009

Giá như tôi bỏ cuộc! Mặc cho cái công trình không có bản dịch bằng văn xuôi của tôi sẽ xuất hiện với một Nguyễn Du mờ nhạt, bị cắt xénKhổ một nỗi vào phút tuyệt vọng tôi bỗng nhớ ra mình có một cô giáo làm thơ từ nhỏ, đọc thơ rất haytừng chủ biên và biên tập nhiều thi tuyển – Sophia Leonidovna KortrikovaTôi lập tức viết mail cho cô, đ nghị cô hiệu đính lại từ đầu toàn bộ bản dịch và xin phép đ tên cô với đầy đ học hàm học vị là người hiệu đính duy nhấtHai ngày sau, cô hồi âm: “Дорогой Хой! Мне очень понравилось это произведение и в целом Ваш перевод, Вы хорошо чувствуете стиль автора, и у Вас богатый запас слов, но ошибки есть. Я начала работу …”(Khôi thân mếnTôi rất thích tác phẩm này và bản dịch của em nói chungEm cảm nhận tốt văn phong của tác giả và em có vốn từ phong phú, nhưng có một số lỗiTôi đã bắt đầu làm việc…)
Bình tĩnh lạitôi biết là mình đã làm khổ cô Sophia rồiTôi quên khuấy là cô giáo đã 92 tuổibản tính cẩn trọnglàm việc rất nghiêm túcmà thời hạn chỉ còn 2 tuần làm sao mà kịp đượcHọ cố tình không bàn bạc với tôikhông thông báo sớmChủ tâm của họ là in Kiều không có bản dịch bám sát từng câu nguyên tác của tôi mà chính họ cũng phải gọi là “литертурный прозаический перевод”! Vì sợ “đọc đối chiếu làm hại chung toàn bộ công trình chung”!!!
Khi tôi gửi cho anh Hoàng 2/3 bản Kiều cô Sophia đã hiệu đính và tôi đã chữa lại cẩn thậnbáo rằng cô chỉ còn 1222 câu là kết thúcthì người tổ chức Dự án hồi âm gọn lỏn; “Em sẽ đọc phần anh vừa gửi tới với tư cách một bạn đọc”. Có nghĩa là họ ĐÃ đưa in sách không có phần “dịch văn xuôi có tính văn học”, mà giờ đâysau sự gia công của một nhà giáo và nhà thơ thiên bẩm nó đã thành “bản dịch bằng thơ tự do” chuẩn xác cả về mặt tiếng Nga
Khi gửi trọn vẹn Kiều đã hiệu đính cho tôi, cô Sophia viết trong mail ngày 29 - 10 - 2015:
“Хой, Ваш перевод, действительно, не прозаический, лучше всего назвать это "Перевод свободным стихом” … У Вас получился настоящий свободный стих, и я, делая изменения,  старалась следовать  Вашей  размеренной повествовательной интонации, которая  очень подходит к произведениям, написанным в далекое от нас время…
Итак, получится: 
  Перевод свободным стихом: Ву Тхе Кхой
                                 Редактирование: Софья Корчикова”
(Khôibản dịch của em quả không phải là văn xuôi, đúng hơn phải gọi nó là “Dịch bằng thơ tự do” …Nó là thơ tự do thực sựvà tôi khi thực hiện những thay đổivẫn cố gắng tuân theo giọng điệu chậm rải tự sự của emvốn rất phù hợp với những tác phẩm viết  thời xa cách chúng taVậy sẽ là:
*      Dịch bằng thơ tự do: Vũ Thế Khôi
Hiệu đính: Sophia Kortrikova). 
Cô giáo Sophia với tập Thơ Puskin do trò Khôi làm
Đến nay tôi vẫn chưa dám thưa với cô là phần cô dồn hết tâm huyết vì tình yêu Việt Nam, yêu Nguyễn Du, không được in trong công trình kỷ niệm 250 năm sinh của đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới. Hồng Hạnh, bạn tôi ở Moskva, đến thăm cô, điện cho tôi: “Trông thấy cô, em thót tim… Cô yếu lắm rồi, anh ạ” Có phải do đợt lao tâm khổ tứ suốt một tháng mới rồi không? Tôi vội dặn Hạnh không nói gì với cô về bản Kiều sắp ra mắt. Vì cách đây chưa lâu, Sophia Leonidovna, cô giáo của những nguyên Bí thư trung ương Đảng và nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Thứ trưởng Hồ Huấn Nghiêm, nguyên Vụ


(Cô giáo Sophia với sách Thơ Puskin  của trò Khôi)

trưởng Ngoại giao Hồ Thể Lan, của TSKH Nguyễn Tuyết Minh và dịch giả Hoàng Thúy Toàn, của NSND Đặng Nhật Minh và NGƯT Vũ Thế Khôi này nữa… đã bị một cú sôc, khi bộ sách dạy tiếng Nga cô còm cọm ngồi soạn cho học sinh Việt Nam và dùng những đồng lương hưu chắt chiu của minh để in ấn, mang đến Sứ quán Viêt Nam nhờ chuyển về tặng không cho các cơ sở đào tạo tiếng Nga ở Việt Nam, vậy mà bọn quan chức vô cảm và vô trách nhiệm ở cái cơ quan ngoại giao ấy vứt xó gầm cầu thang!

Không nên, không được phép để cô phải lần nữa thất vọng về người Việt.
Tôi nói với Hạnh: anh sẽ bay ra Hà Nội và tự tìm cách in bản dịch Kiều do cô Sophia hiệu đính này, trước hết để cô giáo kịp nhìn thấy tận mắt…
Lạy Trời Phật phù hộ cho tôi không phải ân hận vì đã lôi cuốn cô đến với nàng Kiều tài hoa mà bạc mệnh!

Vũ Thế Khôi
Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh
06 – 08/11/2015
___________


Không có nhận xét nào: