( Chuyện vui - kinh dị trong đời lính )
Hồi ấy bọn tôi đang trong thời kỳ rèn luyện . Đơn vị đóng quân ở vùng trung du cằn khô , đồi toàn sỏi ruồi , phần lớn là những bụi cây xấu hổ mọc lúp xúp , thỉnh thoảng mới có cây to . Khổ cho chúng tôi là khoa mục “bôn tập” đến vào lúc mùa hè nóng oi nhất .
Hôm ấy sau khi ăn cơm trưa ( dã ngoại )với mắm tôm , ca- la- thầu xong , đại đội trưởng ra lệnh : “ Toàn đại đội bôn tập đến xóm Lẻ , đi theo phương vị , không đi theo đường mòn” Từ chỗ chúng tôi đang nghỉ đi cắt đồi vào đến xóm Lẻ cũng phải hơn ba cây số . Ba lô sau lưng , súng lên vai , đi thôi . Trời nắng trang trang . Ai đã từng ở trung du mới thấm thía cái nắng của đồi trung du buổi trưa hè . Sau khi leo qua được một quả đồi , thằng nào thằng ấy đều lấy bi đông nước ra tu lấy tu để vì khát . Tay Tuấn ở tiểu đội tôi tu một hơi hết sạch bi đông nước ! Phải thôi ! Lúc nãy ăn cơm còn thừa mấy miếng ca-la-thầu hắn tiếc rẻ chén nốt ! Leo qua một quả đồi nữa chúng tôi đã thấy thấp thoáng phía bên kia những đồi cây xanh mướt của xóm Lẻ , đại đội trưởng ra lệnh
: “ Tạm nghỉ ở xóm Lẻ 15 phút rồi hành quân về đơn vị” . Lính chúng tôi mừng rơn . Đến xóm Lẻ , như thường lệ chúng tôi tản ra , từng tổ 3 người vào nhà dân nghỉ tránh nắng . Mệt và khát , chúng tôi chạy ùa vào bất kỳ nhà nào .
Tôi và Tuấn chạy vào một ngôi nhà cửa mở , nhưng không có ai trong nhà , giữa nhà là một cái bàn với ấm tích , cốc chén đầy đủ .
Tuấn lao vào , cầm ấm tích lên lắc , lắc – hết nước – nhìn sang chỗ cốc chén hắn thấy chỉ có một “cốc thủy tinh Liên xô” là còn nước . Hắn cầm lấy cốc ngửa cổ tu một hơi hết sạch . Thật là sướng !
Hai chúng tôi ra thềm ngồi , nghe thấy tiếng lạch cạch trong bếp , một cụ già gầy nhom râu tóc bạc phơ lụ khụ từ bếp đi lên , vừa đi cụ vừa ho , vừa nói với chúng tôi : “ Ông thấy các cháu đến nên đi đun nước , vào đây các cháu ” .
Chúng tôi theo cụ vào nhà , cụ bẻ một miếng chè bánh to cho vào ấm tích rồi rót nước vào đó . Cụ lơ quơ dọn dẹp trên bàn như đang tìm cái gì ?
Cụ quay ra hỏi chúng tôi : “ Các cháu có thấy cốc nước của ông để đây đâu không ?”
Tuấn thật thà nhận ngay : “ Cháu uống rồi ông ạ” .
Cụ phều phào kêu lên : “ Trời ơi ! Đấy là cốc nước thải , cốc nhổ của ông đấy !”
Tôi nhìn Tuấn: Mắt hắn trợn ngược , mặt tái , hàm cứng lại không thể nói được gì !!!
Cụ bảo chúng tôi ngồi uống nước và phân trần thêm : “ Tháng trước thằng cả nhà ông nó về đưa ông đi khám bệnh ở đơn vị nó , các anh ấy bảo ông bị chớm lao , ông ho nhiều nên lúc nào cũng phải có ống nhổ”
Tôi lại nhìn Tuấn: Mắt hắn nhắm nghiền , mặt sạm đen , người mềm nhũn , hai bàn tay bám chặt vào mép bàn !!!
Tôi thấy chí nguy , vội vàng kéo hắn đứng dậy và xin phép cụ : “Chúng cháu phải đi” .
Đúng lúc ấy đại đội thỏi còi tập họp hành quân .
Tôi lôi Tuấn vào hàng , hắn như người mất hồn , hỏi không nói , gọi không thưa , mắt đờ đẫn .
Tôi phải kéo hắn mới chịu đi , hắn đi ngật ngưỡng , thất thểu như người mộng du, vừa đi hắn vừa lẩm bẩm : “Ống nhổ ! Ống nhổ ! …..”-
Tôi nhìn hắn mà kinh ….!!!
Nguyễn-Viết-Tiến (“ Tiến gù”)
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
“CỐC NHỔ CỦA ÔNG ĐẤY” (Tiến "gù")
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Khiếp quá! Thế mới là lính!
Hay thật! "Xã hội hoá" mới có những câu chuyện hay như thế. Đảng ta khôn thật. hồi chiến tranh lùa hết văn nghệ sỹ ra trận thằng chết thì thôi, thằng còn sống mò về mới có cái hay cái lạ để viết.
Nặc danh à ! "Tiến gù" đây văn nghệ sỹ gì đâu , nhưng có lẽ vì viết chính cái gì lính chúng mình đã được "nếm" thì thú vị thôi !
Bác Tiến "gù" ! Ông ấy về sau có sao ko?
Đăng nhận xét