Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- PHÓNG SỰ ẢNH: Đêm giao lưu của 3 ca giọng ca vàng HN tại TPHCM
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
7 nhận xét:
Chúc mừng Trần Phong, bạn sinh hoạt trở lại rất sôi nổi!
N.D.
Chào Kiến Quốc ! Cám ơn bạn đã có lời bình luận. Câu chuyện cuộc phẫu thuật của ông già mình, mình thấy cần phải nói ra, có thể không đúng lúc lắm. Năm 1959, ông già mình bệnh phổi nặng, điều trị ở bệnh viện A ( Viện chống lao Trung Ương, bây giờ là bệnh viện Phổi & Lao của Trung Ương ) do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm viện trưởng. Bệnh của ông già mình có chỉ định phẫu thuật phổi vì điều trị nội khoa thất bại. Lúc bấy giờ, kĩ thuật phẫu thuật lồng ngực của ta còn yếu, các chuyên gia của Hungary mỗ tại đây có tỉ lệ tử vong rất cao. Thế là ông già mình được đưa sang TQ mổ. Cuộc phẫu thuật cắt 2/3 phổi phải đã tiến hành hoàn hảo với kĩ thuật vô cảm bằng châm tê (không cần gây mê ). Điều cảm động nhất, ấn tượng nhất ở cuộc giải phẫu này là phía bạn đã chọn bác sĩ giỏi nhất ( đào tạo từ thời Tưởng Giới Thạch ) và yêu cầu phía VN phải có người chứng kiến cuộc giải phẫu này. Lúc bấy giờ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VNDCCH tại TQ là Trần Tử Bình - thân phụ của bạn Trần Kiến Quốc đã ngồi cạnh ông già mình suốt cuộc giải phẫu. Lúc này, cả gia đình mình còn ở miền Nam. Sau cuộc giải phẫu này, ông già mình khoẻ mạnh, về nước tiếp tục công tác cho đến ngày hưu trí. Khi còn sống, ông già mình luôn nhắc đến Đồng chí Trần Tử Bình đã ở suốt bên mình trong giờ phút hiểm nguy, nhắc tới cố bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - người thầy thuốc vĩ đại của ngành y tế VN , nhắc đến tình hữu nghị thắm thiết của các bạn TQ, nhắc đến kĩ thuật châm tê tuyệt vời của y tế TQ. Thế hệ chúng ta cũng đã từng được Đảng & nhân dân TQ cưu mang trong những giai đoạn khó khăn của đất nước. Ơn đó chúng ta không quên. Riêng TP, có thêm một cái ơn nặng nữa. Người bác sĩ tài ba đức độ giải phẫu cho cha TP là bác sĩ Lão Tùng có vợ là Lưu Khánh, con gái là Lưu Ninh ở Bắc Kinh.
Cũng như các bạn, TP đang trải qua những giờ phút đau buồn vì thấy quan hệ giữa TQ & VN đang bị rạn nứt. TP mơ rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ trởi lại như cố nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
" Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương..."
Chuyện hay mà bây giờ mới nghe.
TTC
Bác TP ơi, mọi chuyện ân nghĩa nói ra lúc nào cũng đúng lúc.
TTC
công nhận là blog Trần v Phong hay .có nhạc các loại hôm nào cho bài vọng cổ nghe chơi :Bài CÔ BÁN ĐÈN LỒNG Xem TP còn nhớ không ? K
Chào bạn K ! TP rất vui vì bạn đã vào trang blog của mình. Cũng như bạn,TP rất thích bài " Cô bán đèn hoa giấy " của soạn giả Quy Sắc do NSƯT Lệ Thuỷ trình bày. Trong tân cổ có hai bài được công chúng ưa thích nhất là bài " Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà " của soạn giả Viễn Châu do nghệ sĩ Minh Cảnh trình bày và bài " Cô bán đèn hoa giấy ". Xin mời bạn cùng nghe lại bài này với TP để nhớ lại một thời kỉ niệm. Chúc bạn vui khoẻ !
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Co-Ban-Den-Hoa-Giay-Le-Thuy/IWZAOAA9.html
TP đúng là dân Nam bộ thứ thiệt, mê cải lương và tân cổ giao duyên. Hay hỉ, bây chừ bọ mới biết.
Đăng nhận xét