Năm 1996, kỷ niệm 30 năm HVKTQS, anh em HV ở phía Nam có ý tuởng làm TUYỂN TẬP THƠ CA “VUI” tặng thầy trò HV.
Một loạt các anh tài gửi bài vở về (xin mở ngoặc, ngày đó IT chưa phát như bây giờ). Chỉ nửa năm, chế bản đã nằm trên bàn anh Đoàn Mạnh Hưng, truởng đại diện HVKTQS ở TPHCM. Bản nháp đuợc gửi ra Bắc. Mọi người sung sướng khi đọc những ghi chép này.
Thế quái nào ý tuởng xuất bản lại bị rò rỉ "lên trên" và cơ quan chức năng "nhắc nhở": không nên xuất bản. Vậy là chỉ truyền tay suốt 15 năm nay. .
Nay xin giới thiệu dần tác phẩm cũ này!
THAY LỜI TỰA
Nếu cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên Đại học Kỹ thật quân sự trước kia, nay là Học viện Kỹ thật quân sự, không có những bài thơ vui, những mẩu chuyện tiếu lâm hay, những bài ca “cải biên” thì làm sao có thể vượt qua được khó khăn gian khổ để dậy tốt và học tốt(!).
Nhân kỷ niệm 30 năm Học viện KTQS, với những tình cảm và kỷ niệm sâu sắc về những năm tháng sống, học tập và làm việc tại Trường, chúng tôi đã sưu tầm và biên soạn ra Tuyển tập lưu hành nội bộ về những bài thơ, mẩu chuyện, bài hát mà một thuở chúng ta đã cùng nghe, cùng hát.
Mong nhận được sự đóng góp của các cựu cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên Học viện KTQS để Tuyển tập ngày càng phong phú, làm cho anh em ta thêm yêu cuộc sống và nhớ mãi những kỷ niệm về Trường.
Nội dung Tuyển tập bao gồm :
Chương I : Về cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên
Chương II : Giảng dạy - Học tập
Chương III : Lao động - Tăng gia sản xuất
Chương IV : Đi 3 cùng
Chương V : Thể dục thể thao
Chương VI : Quân phong quân kỷ
Chương VII : Sinh hoạt
Chương VIII : Tiếu lâm - Petchka
Chương IX : Những bài ca cải biên
Phụ lục : Thư bố gửi con
Từ 1996 cho đến nay, những mẩu chuyện, tư liệu về HV vẫn tiếp tục được Ban Biên tập update và chưa biết, khi nào mới kết thúc!
CHƯƠNG I
VỀ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN VÀ HỌC VIÊN
1.“Top ten” của Trường những năm 70 :
“Võ Một (K2 - giáo viên Cơ gia công)
Ngô Hai (K3 - Vô tuyến)
Trần Tam (K2 - Khoa phó)
Anh Tứ (Tuyên huấn phụ trách “cờ-đèn-kèn-trống”)
Chị Năm (Nuôi quân)
Em Sáu (K4 – giáo viên Xây dựng, nay ở Cty Phần mềm Hài Hoà)
Cô Bảy (Bệnh xá trưởng, đã mất)
Ông Bát (Hậu cần)
Bác Chín (Đầu bếp)
Anh Thập” (K1 - Điện Kỹ thuật)
(Ghi chú: K - khoa, k - khóa)
2.“Chiefs của Trường “
Vào những năm 70:Một ông “đánh trống phất cờ”
Một ông “có phải không cơ” suốt ngày
Một ông “đấy nọ kia này”
Một ông “việc ấy đem đây ta bàn” (!)
(Đó là các thủ trưởng: Chính uỷ-Hiệu trưởng Đặng Quốc Bảo, Phó chính uỷ Đặng Quang Thịnh, Hiệu phó Huấn luyện Chiểu, Hiệu phó Hậu cần Hà. Mấy câu này "chấm phá" vẽ nên vẻ mặt từng sếp. Không với ý nói xấu mà thủ truởng nào đuợc ghi nhận trong trái tim lính thì thủ truởng ấy mới thực sự... tốt!).
Sau đó thì:
Hay điện anh Quỳ
Lì xì anh Cảo
Láo nháo anh Chung
Lung tung anh Vọng
Lóng ngóng anh Thơi
Hay xơi anh Tẩy
Sướng hết sẩy là… anh Nguyễn Bỉnh Chân
Nghệ sĩ nhân dân là… anh Duy Bảo
Có thời gian Ban giám đốc Học viện gồm 3 anh “Quỳ-Chân-Giữa” (“Giữa“ - biệt danh của anh Trung (Chung?)”(!) hay “Quỳ-Bằng-Chân” (“Trung” đồng nghĩa với Bằng!).
(Còn tiếp)
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Ngày anh Điều là Chủ nhiệm K2. Anh bị hỏng cả 2 hàm răng, phải đeo hàm giả khi ăn và nói. Hôm đó, cụ Quỳ gọi xuống:
- Ai Đấy?
- Phiều đây! (Vì chưa kẹp đeo hàm giả).
- Ai? Phiều nào?
- Phôi, Phiều phây.
- ...
Mở đầu đã thấy hay thế mà lại không xuất bản . Đính chính một chút : anh Võ Một là giáo viên bộ môn Cơ gia công , không phải gv bộ môn Xe .
Cục Tuyên huấn phong thanh nghe tin, mà họ cũng biết dân HV cũng khá là... nên "có nhời" ngay. Vậy là xì-tốp!
Cụ Chân Hiệu phó trấn ải phía Nam nên mới có thơ vậy.
Còn anh D.B thì đóng kịch rất hay khi nêu yêu cầu với thủ trưởng.
Ông Tẩy là chủ nhiệm Hậu cần, ngày đó làm quân nhu, hậu cần là được hưởng chính sách "đãi ngộ riêng".
Chả thế có câu "nhất chính, nhì tham, tam cần, tứ kỹ". 2 ông đầu là quyền lực, còn ông 3 là...; còn cái nhà anh kỹ thì bao giờ cũng bét, toàn hầu thằng khác.
Đăng nhận xét