Năm 1972 đi "rèn luyện" ở đơn vị xong, tôi về lại truờng VHQĐ Lạng Sơn, ôn thi lại vào ĐHQS. Thế nào mà gặp lại thầy Hà. Ngoài việc học hành, tôi tham gia đội tuyển cùng thầy. Thầy là lãnh đội.
Đội tuyển truờng VHQĐ cũng khét tiếng Lạng Sơn, thuờng tổ chức các trận thi đấu tại sân bóng của truờng (truờng có sân cực đẹp bên trái cổng, cạnh 2 nhà 4 tầng khu gia binh) hay sân vận động Đông Kinh. Đối thủ "nặng kí" nhất là Thanh niên Xứ Lạng. Đội bạn có nhiều cầu thủ người Hoa, to khỏe, có kĩ thuật. Ta hầu như hoà hoặc thua.
Ngay cổng truờng trên đường ra ga có cửa hiệu sửa giầy gắn biển "Ba Giầy". Cứ giầy thi đấu của đội hỏng là thầy Hà lại cử tôi xách ra sửa: "Bác làm ngay cho cháu nhé!". "Làm ngay thế nào được, anh để đấy, chiều ra lấy", ông nói "Nhà tôi có nghề này là nghề gia truyền, làm ở đây từ đời ông nội tôi. Giầy giôn, dép da các loại của dân chơi Lạng Sơn đều qua tay tôi". Nhìn ông ngồi bệt trên ghế với cặp kính lão gắn trễ mũi, cái tạp dề bẩn thỉu che ngực, dưới tay là đe, búa, là dao cắt da luỡi nguyệt... Lúc đóng đinh, lúc khâu 2 kim thật điệu nghệ. Xung quanh treo đầy giầy, dép da.
Trận đó đá với Thanh niên Xứ Lạng. Tôi lại xỏ đôi giầy vừa mới được ông ưu ái "thửa" riêng, có cả tăm-bông bắt vít (ngày ấy chưa có giày đúc bắt vít như nay, ông gióng phần đế da có 10 lỗ xẻ rãnh rồi bắt vít xoáy vào. Nhớ ngày về ĐHQS tới năm 1975 chỉ thủ môn Ba Hưng là được thầy Bùi Đức ưu tiên cho xỏ đôi Adidas có tăm-bông bắt vít). Thế quái nào trận đó thua 2-1. Tức quá, đi ngang nhà ông Ba Giầy, tôi chửi đổng: "Chỉ tại cái giầy dở hơi của ông Ba".
Cũng lại thế quái nào mà ông Ba nghe được, hôm sau xin vào truờng gặp Hiệu truởng Tâm. Ông Tâm cho gọi tôi cùng thầy Hà lên. Ông Ba trịnh trọng: "Thưa với đ/c Hiệu truởng, thưa các đ/c, nhà tôi 3 đời làm giầy ở Lạng Sơn, có uy tín. Vậy mà anh Nam nói vì chất luợng giầy kém mà đội ta thua. Mà nhiều người dân cũng nghe được... Tôi rất buồn". Ngồi cạnh thầy, nghe ông Ba ca thán đến 2 tiếng đồng hồ mà sốt cả ruột. Sau đó thầy Hà phải xin lỗi thì ông Ba mới chịu ra về.
Ra đến cửa, thầy Hà nheo mắt cười rồi nói: "Bài học nhớ đời nhé, lần sau đừng có mà "động tổ kiến lửa"!".
Sau này ra làm ăn rồi nghĩ lại mới biết thế nào là "thuơng hiệu"!
Cũng là một kỉ niệm với thầy Vân Hà.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
Cùng đá bóng với thầy Lê Vân Hà (Phan Nam)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Bùi Thắng k8:
15g15, k8 có 25 bận đến viếng chú Hà. ANh em k7 cùng vào.
Đoàn BLL do anh Bùi Vinh và thầy cô vào viếng lúc 15g30.
Ân,tình là cái nếp của Bantroi, cuộc sống tập thể trong rèn vào lòng con từng người như vậy người,đáng quý lắm. K.Ch
Phan nản .american.Califonia.PHD phannam ???????????????????
Phùng Duy Hưng thử bút à???
Đăng nhận xét