Johann Sebastian Bach (sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685 tại Eisenach; mất ngày 28 tháng 6 năm 1750 tại Leipzig) là nhà soạn nhạc Baroque người Đức, nghệ sĩ chơi đàn organ và clavecin (đàn nhà thờ) nổi tiếng.
Ông được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Qua nhiều thế hệ, gia đình ông có rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng. Ông là nhạc sĩ suốt đời gắn bó với nước Đức và có một cuộc sống rất giản dị. Cuộc đời của ông không có nhiều biến cố, âm nhạc của ông lúc sinh thời ít được phổ biến rộng rãi, thậm chí còn bị cho là khó hiểu...
Về cuộc đời của một bậc thầy nhạc cổ điển cũng rất đặc biệt, chỉ giới hạn trong một phạm vi địa lí không rộng, bán kính khoảng 200km: Ông hầu như sinh sống ở các thành phố trong vùng Đông Bắc Đức. Cha của ông, Johann Ambrosius Bach (1645 – 1695) là một nhạc công đàn dây, kèn trompet của xứ Eisenach. Năm 1668, Johann Ambrosius Bach cưới Elisabeth Lämmerhirt (1644 – 1694), con gái một gia đình âm nhạc ở Erfurt. Johann Sebastian Bach là con thứ tám trong gia đình. Chú họ của ông là Johann Michael và Johann Christoph - những nhạc sĩ có tên tuổi thời bấy giờ. Truyền thống âm nhạc của một gia đình nhiều thế hệ làm nhạc công dàn nhạc, thành viên dàn hợp xướng và nhạc công đàn ống là điều kiện đầu tiên cho sự phát triển tài năng của J.S Bach sau này.
Song bất hạnh cho ông. Năm 1694 rồi 1695, mẹ rồi cha ông qua đời khi ông là một đứa trẻ 10 tuổi. Ông đến sống với anh cả, Johann Christoph, đang giữ vị trí nhạc công đàn ống tại Ohrdruf. Tại đây ông được học trong trường dòng, hát trong hợp xướng của trường. Nhờ sự dạy dỗ của anh, ông được học những bài học đầu tiên về âm nhạc, học đàn ống và violin. Do điều kiện kinh tế, anh trai không thể tiếp tục chu cấp cho ông được nữa. Ngày 15 tháng 3 năm 1700, cùng với người bạn học là Georg Erdmann, ông rời khỏi Ohrdruf đến Lüneburg, bắt đầu cuộc sống tự lập khi mới 15 tuổi.
Từ đó, J.S.Bach đã tham gia trong các dàn hợp xướng của nhà thờ, nhạc công violin và đặc biệt ông chơi đàn organ nhà thờ rất giỏi. Từ năm 38 tuổi đến cuối đời mình (1750), J.S.Bach đã sống và làm việc tại Leipzig. Chính tại đây, nhiều tác nổi tiếng và bất hủ của ông đã ra đời.
Âm nhạc J.S Bach đã tạo nên bước ngoặt quan trọng của lịch sử âm nhạc phươngTây, đánh dấu sự phát triển đỉnh cao của thời kì âm nhạc Baroque và mang trong mình những mầm mống đầu tiên của một thời kì mới đầy sức sống và hơi thở của thời đại - thời kì Cổ điển và Lãng mạn sau này. Những tác phẩm của ông thừa hưởng những nét đẹp của những nền âm nhạc lớn, những mạch nguồn của âm nhạc cổ điển như âm nhạc Đức, âm nhạc Pháp, âm nhạc Ý và âm nhạc Hà Lan. Những vẻ đẹp giản dị, hài hoà và cân bằng của những kiệt tác luôn luôn làm những người yêu âm nhạc, hay rộng hơn là những người yêu nghệ thuật trân trọng, say mê và ngưỡng mộ.
Mặc dù ông viết ở bất cứ thể loại nào, cho bất cứ giọng hát hay nhạc cụ nào cũng đều mang âm hưởng của cây đàn organ lớn (giống như âm nhạc của Beethoven luôn có âm hưởng của dàn nhạc giao hưởng, nhạc của Chopin lại có âm hưởng của cây đàn piano). Tuy nhiên, âm nhạc của J.S.Bach đến thế kỷ 20 được tiếp nhận không đơn thuần chỉ là một tác phẩm cổ điển...ở đây, âm nhạc của J.S.Bach được chơi với một phong cách tự do, phóng khoáng, thậm chí còn chơi theo phong cách nhạc jazz.
Một trong những biểu hiện hoàn hảo và trọn vẹn nhất về âm nhạc viết cho dàn nhạc của J.S Bach là “Những bản concerto Brandebourg”, những liên khúc Partita, những tác phẩm hòa tấu thính phòng... chúng không chỉ có giá trị như một di tích nghệ thuật trong nền khí nhạc thế kỷ 18 mà còn có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử: đó là tính chất kịch tính rõ ràng, sự cải biên trong tác phẩm và nâng cao kỹ thuật diễn tấu cho dàn nhạc giao hưởng, mở ra con đường mới cho phong cách “Giao hưởng cổ điển”.
Cháu mời các bác thưởng thức một khúc nhạc tươi tắn, nhẹ nhàng và tinh tế của bản nhạc ngắn Badinerie theo hai lối thể hiện (flute và trompet là nhạc cụ chủ đạo):
Flute và dàn nhạc dây.
Trompet và dàn nhạc
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
Nhạc sĩ đại tài Johann Sebastian Bach (Thủy k42)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Khi Quang xèng mới sang Leipzig (hè 1987), tôi đến thăm và rủ Quang đi ra trung tâm. Ở các nước phương Tây, trung tâm Tp luôn có những phố xá cổ, dân chúng đi bộ chiêm ngưỡng những công trình này kết hợp mua sắm. Chúng tôi đã đến thăm nhà thờ cổ trung tâm. Tại đây được chiêm ngưỡng mộ phần của J.S. Bach xây bằng đá, sau có tượng bán thân của ông. Dân Leipzig tự hào về ông.
Bach tiếng Đức nghĩa là dòng suối. Cuộc đời ông như dòng suối trong lành, tinh khiết cung cấp nước và làm mát cho đời.
Hi, J.S.Bach viết rất nhiều các tác phẩm thuộc thể loại cantata, trong đó có cantata cà phê rất nổi tiếng nên ông còn được biết đến trong lịch sử văn hóa cà phê nữa ạ.
Leipzig hàng năm có ngày hội Bach.
N.TV
Đề nghị N.TV không đá bổng, đá bỏ nhé! Cho hẳn 1 bài về nhà thờ nơi J.S. Bach yên nghỉ xem nào!
Nâu nắm chả chịu nên bờ-nốc!
Đăng nhận xét