Bắc Triều Tiên quan hệ với Việt Nam
cũng có rất nhiều trắc trở. Bắc Triều Tiên rất cơ hội chủ nghĩa và vì quyền lợi
dân tộc hẹp hòi, chẳng có vì quốc tế cộng sản hay vì cái gì hết. Thời gian cuộc
kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Bắc Triều Tiên cũng ủng hộ nhưng với tinh
thần là để chia lửa với Hàn Quốc, để Mỹ tập trung quân đánh Nam Việt Nam, để
cho Nam Triều Tiên rảnh tay đỡ chuyện tranh giành khu vực bán đảo Triều Tiên.
Chính vì thế nhiều khi Việt Nam cần thì Bắc Triều Tiên không ủng hộ, lúc không
cần thì lại dương cao ngọn cờ yêu cầu Việt Nam theo Bắc Triều Tiên lập ra Mặt
trận châu Á chống Mỹ vào khoảng 1968-1970 là lúc cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam
đang rất quyết liệt.
Khi Việt Nam giải phóng hoàn toàn
miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, sáu tháng sau báo chí Bắc Triều Tiên vẫn
không đưa tin thắng lợi vĩ đại của Việt Nam. Cả thế giới người ta hân hoan vui
mừng, trống dong cờ mở để hoan hô Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhưng
ông bạn Bắc Triều Tiên vẫn cứ im lặng. Sau đó ta vận động, lúc đó báo chí mới
đưa tin, nhân dân mới biết Việt Nam giải phóng rồi. Sau đó lại thôi luôn cho
nên rất nhiều người về sau này không biết được Việt Nam đã giải phóng. Họ cho
rằng các đồng chí Việt Nam không chịu chờ đợi để giải phóng Nam Triều Tiên đồng
thời giải phóng Nam Việt Nam, như vậy là các đồng chí dồn hết khó khăn sang cho
chúng tôi. Mỹ xong bên đó rồi sẽ quay sang đánh chúng tôi. Các đồng chí không
có tinh thần quốc tế. Họ lập luận quái gở như vậy. Còn vấn đề vì lợi ích dân
tộc hẹp hòi theo đuôi Trung Quốc trong vấn đề Campuchia chống Việt Nam thì rất
lớn. Nhưng vì ta không bắt được tài liệu, không bắt được chuyên gia tại đấy, vì
ta đánh Pôn Pốt theo kiểu xua chân, nếu đánh chụp, đánh bao vây thì chắc chắn
bắt được chuyên gia của Bắc Triều Tiên giúp Ponpot. Bắc Triều Tiên lúc nào cũng
có ý đòi nợ Việt Nam về việc có hai phi đội Mic-17 và Mic-19 ở Bắc giang thời
CMCN: chúng tôi giúp các đồng chí trong chiến tranh chống Mỹ, bây giờ các đồng
chí phải giúp chúng tôi. Các đồng chí không được quan hệ với Nam Triều Tiên.
Nhưng do xu thế không thể đảo ngược được, các nước XHCN, Liên Xô, Trung Quốc đều
đặt quan hệ với Nam Triều Tiên. Việt Nam cũng là nước XHCN cuối cùng đặt quan
hệ với Nam Triều Tiên cho nên bạn đỡ hậm hực. Khi ta lập được quan hệ ngoại
giao rồi thì lại khuyên ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao, đừng đặt về quan hệ kinh
tế, quan hệ với Đảng cầm quyền ở Hàn Quốc. Sau này, Tổng bí thư Đảng ta đi thăm
Hàn Quốc, thiết lập quan hệ với Đảng cầm quyền của Hàn Quốc. Bạn cũng chẳng thể
đảo ngược lại được, đành phải ngậm ngùi. Mặc dù vậy họ vẫn có những trắng trợn,
thí dụ: viên đại sứ Bắc Triều Tiên hiện nay ở Việt Nam, khóa trước làm tham tán
Sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam, lúc đó là năm 1995, anh ta lên Bộ Ngoại giao
khuyên chúng tôi: Các đồng chí đừng có tin Nam Triều Tiên kinh tế phát triển,
họ không làm được ô tô, tivi…, mà họ mua của các nước khác về để tuyên truyền.
Trong khi đó, Việt Nam đã buôn bán
với Hàn Quốc, các công ty của Hàn Quốc đã vào đầu tư ở Việt Nam và họ cũng biết
chúng tôi đã từng công tác, học tập ở Hàn Quốc nhiều năm. Tóm lại, con người
Bắc Triều Tiên là rất khó chịu, xã hội, lãnh đạo rất khó chịu, không hiểu nó là
cái gì? Chúng tôi đã công tác ở Bắc Triều Tiên mấy chục năm, nhưng bây giờ nói
Bắc Triều Tiên là cái gì thì rất khó.
Bắc Triều Tiên đưa ra tư tưởng chủ
thể. Vậy tư tưởng chủ thể là gì? Đó là tư tưởng cho con người là chủ thể của
cách mạng, cũng là chủ thể của vận mệnh của mình, của chính bản thân mình. Đó
là nội dung của tư tưởng chủ thể. Nhưng mà việc thực hiện tư tưởng chủ thể thì
lại thực hiện theo một ý đồ đằng sau những danh từ của tư tưởng chủ thể. Cho
nên thế giới đánh giá tư tưởng chủ thể là loại tư tưởng đóng cửa, không tin vào
bất cứ một ai, không tin vào bạn bè, đóng cửa chặt. Có người nước ngoài nói tư
tưởng chủ thể là một loại tư tưởng phản động. Xã hội càng phát triển, càng văn
minh lên thì tư tưởng chủ thể càng bộc lộ rõ tính phản động, kìm hãm sự phát
triển. Nghe họ nói thì rất hay, nhưng làm thì rất dở. Thế giới sợ và ghét, ngại
không muốn đến gần.
1 nhận xét:
Nhớ ngày xưa có ca men uống nước nửa lít của Triều Tiên viện trợ.
Còn ngày ở Dresden, CHDC Đức, tôi hay gặp mấy chú thực tập sinh, nghiên cứu sinh người Triều đi quét tầu ở Depot. Chúng toàn mang theo sâm Cao Ly để bán. Hỏi đâu ra, nó bảo được cung cấp từ Sứ. Bon được đi học là bọn sướng, còn ở nhà khổ lắm.
Nghe GM đi Triều những năm 90 về kể, GS có công trình cấp nhà nước thì được thưởng xe đạp gắn tên Kim Nhật Thành. Ai được căn hộ thì công to lắm. Còn thịt, thuốc lá, bia thì hiếm; chỉ cho người nước ngoài.
Đăng nhận xét