Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013
Có những thêm thông tin về Võ Dũng, bạn mình (Trích trong Bên Thắng Cuộc của Huy Đức)
Trong thời gian ông Võ Văn Kiệt ra Bắc, bà Trần Kim Anh vẫn sống với gia đình bên ngoại. Ông Trần Quang Quy sai đứa cháu nội là Trần Quang Minh, năm ấy chín tuổi, đi theo phụ giúp cô Bảy. Ba của Minh là ông Trần Tấn Khả, từng tham gia Thanh niên Tiền Phong”, năm 1946 bị Tây bắn chết.
Đó là một thời kỳ vất vả của cô cháu bà Kim Anh. Ông Minh kể: “Ông nội tôi để lại cho cô Bảy năm công đất, cô Bảy đang mang bầu vẫn bươn chải ngoài đồng. Có hôm đi chở mạ, chìm ghe, tôi phải vớt cô lên”. Ông Kiệt từ Việt Bắc trở về, lại xuống Bạc Liêu làm bí thư, một thời gian sau thì
đón bà Trần Kim Anh xuống. Họ cất một căn nhà nhỏ dưới một gốc cây ô môi cạnh bến sông. Năm 1955, bà Kim Anh sinh người con thứ hai, con gái. Ông Kiệt đặt tên con là Võ Hiếu Dân. Theo ông Trần Quang Hiến: “Cô Bảy về nhà ở chừng một năm rồi lại đi theo dượng Bảy, lang thang lên Cần Thơ. Một thời gian sau khi Hiếu Dân lớn hơn, cô Bảy về nhà đón Võ Dũng nói là sẽ đi xa một thời gian. Lần đó, cô Bảy đi Campuchia”.
Năm 1957, sau khi ông Lê Duẩn thoát qua Campuchia, Xứ ủy tạm thời lánh sang Phnom Penh. Cuối năm 1958, ông Võ Văn Kiệt cho người về đón vợ con. Võ Dũng cùng những đứa trẻ con em của các cán bộ Xứ ủy được gửi vào học trong một trường phổ thông dạy bằng tiếng Pháp. Đây là khoảng thời gian duy nhất mà gia đình ông Kiệt đoàn tụ và được sống trong cảnh tương đối thanh bình cho dù bà Trần Kim Anh có một thời gian bị bệnh. Nhưng đó là sự thanh bình tĩnh lặng của mắt bão.
Từ Phnom Penh, Võ Dũng được gửi ra Bắc, Hiếu Dân và mẹ về lại nhà ông ngoại. Ông Kiệt trở lại Sài Gòn thay ông Nguyễn Văn Linh làm bí thư Khu ủy giữa khi Chính quyền Ngô Đình Diệm đang truy lùng gắt gao những người cộng sản. Trước khi chia tay, cả gia đình kéo nhau ra tiệm ảnh,
nhưng trong tình thế tiếp tục hoạt động bí mật ở miền Nam, ông Kiệt quyết định không chụp chung với vợ con, ông không biết rằng, đó là cơ hội cuối cùng để ông có một tấm hình chung với vợ.
Ở quê, gia đình bên vợ ông Kiệt cũng đang ở trong một giai đoạn khánh kiệt. Ông Trần Quang Hiến kể: “Thời Tây vườn ông già tôi ở Thạnh Trị, Sóc Trăng bị ném bom, gia đình phải dời lên Rạch Giá. Ruộng đất bán lần lần”. Ở Rạch Giá, nhiều người biết bà Trần Kim Anh là vợ Việt Cộng. Hiếu Dân lúc đó năm, sáu tuổi, đôi khi cũng hồn nhiên kể ra chuyện ba má cô ở Campuchia. Bà Kim Anh sợ “tai vách mạch rừng” nên quyết định chuyển lên Sài Gòn sống. Một lý do khác để bà Kim Anh rời Rạch Giá, theo ông Kiệt: “Nhà tôi biết hướng công tác mới của tôi. Hồi ở Phnom
Penh, bả đã quen biết vợ ông Trần Bửu Kiếm, Huỳnh Tấn Phát nên hy vọng lên Sài Gòn sẽ có cơ may lần ra manh mối gặp chồng”. Theo ông Trần Quang Hiến: “Gia cảnh lúc này nghèo lắm, anh em tôi mua một căn nhà nhỏ ở hẻm Đội Có, đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận”.
Anh Trần Quang Minh, một người cháu ruột của bà Kim Anh, nhớ lại: “Đó là một căn nhà lá, sàn gỗ, dựng trên ao rau muống, vợ chồng cậu Sáu Hiến, cô Bảy, tôi và Hiếu Dân ở”. Theo anh Minh: “Cô Bảy học nghề làm bánh tai yến từ một người bà con. Cậu Sáu còn ít tiền mua hai cái bếp dầu.
Chiều tối, tôi xay bột đổ trong cái bồng, dằn thớt lên cho ráo nước. Khuya cô Bảy và thím Sáu dậy thắng nước đường, chiên bánh. Tôi và cậu Sáu mỗi người một xe đạp chở cô Bảy ra chợ Tân Định, chở thím Sáu ra chợ Phú Nhuận. Tiền lãi của hai người chỉ khoảng năm, mười ngàn một ngày, đủ sống”.
(Còn tiếp)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
13 nhận xét:
Cảm ơn KQ đã nhận thấy những thông tin hay trong một cuốn sách mà nhiều bạn Trỗi hiện đang không thích.
Theo mình, cho dù có nhiều ý kiến bàn cãi trái chiều, Bên Thắng Cuộc là cuốn sách đáng đọc. Riêng việc Huy Đức dám viết ra những sự thật mà tuy nhiều người đã biết nhưng ngại bị phiền khi nói ra, đã là đáng phục.
Bản chất là ghi chép sự kiện (mà nhiều là mặt sau), còn nói là ghi lại lịch sử thì chưa. Tuy vậy vẫn có những thông tin quý.
Lịch sử là cái gì đã xẩy ra, nó không phụ thuộc vào những cái đầu muốn tưởng tượng ra nó.
Tất cả đều sẽ trở về với cát bụi, để rồi sau đó vài chục năm nữa những người VN lại nói những cái câu cũ rích "từ khi tôi sinh ra nó đã như thế này!!!".
Từ khi tôi sinh ra cái ải Mục Nam Quan nó đã nằm ở bên đất tầu!!!.
Từ khi tôi sinh ra VN đâu có biển Đông, đó là biển của tầu!!!.
ANH Quốc đọc xong cho em mượn nhé.KL
So easy!
Hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tranbachai.
Nhà văn Dương Thu Hương đã có lần công khai bày tỏ rằng, tháng 4/1975bà đã ngồi trên lề đường của Sài Gòn ôm mặt khóc vì khám phá ra rằng, chế độ chiến thắng chẳng qua chỉ là một thể chế man rợ.
Tác giả cuốn sách "Bên thắng cuộc" muốn nói gì ở đây? Phải chăng "bên thắng cuộc" lại là thua cuộc và bên thua cuộc lại là bên thắng cuộc? Họ quả là anh hùng tương ngộ.
Tôi hoàn toàn không có ý ngăn cản ai muốn và tim đọc "BTC" của HĐ. Vào tuổi các bạn BT5, thêm thắt các thông tin, chắc nhiều bạn cũng chỉ là cho thêm vui, tránh được chuyện tranh cãi đău đầu là tốt nhất. Đã có Comment bên BT4, thấy bạn ND trên có ý xía cái chuyện THẮNG-THUA tôi xin chép lại để góp lời:
Một lời bàn về „Bên thắng cuộc“ với blog Bạn Trổi K4 ( Trần Đình)
" Bên thắng cuộc" viết ra từ những chuyện vỉa hè, quán nước. Nhiều anh em Tr.ta, sống trong những sự kiện của một thời khi đọc HĐ, thấy chuyện viết ra rất buồn cười- mặc dầu HĐ đã để làm tin, ở lời nói đầu đưa ra hàng loạt bản kê tên tuổi những người quen, những nguồn tin tưởng như là rất tin cậy!
Tôi có "BTC" lưu trong Dokyment, tưởng để dảnh thì đọc nhưng đọc vài trang thấy rất khó trôi. Cảm giác giống như thời 2000 đọc "Hoa xuyên tuyết" của BT. Tác phẩm chào hàng của BT với những người "Bên thua cuộc " thời ông ta năn nỉ muốn ra nhập đội với họ ( cũng moi ruột gan, nhặt nhạnh những chuyện nội cung triều chính ra để kể), xem ra còn khá hơn so với "BTC" của Huy Đức bây giờ. Tại Đức, Mỹ hiện đã có nhiều cuộc tẩy chay, la ó về "BTC" của HĐ. Bán thân cầu vinh cũng năm bẩy đường, đâu có phải dễ! Hình như thông minh, khôn giỏi như BT và cả HĐ bây giờ, các vị ấy quên mất bài học về lời phán của Tào Tháo thời Tam Quốc: Ngươi theo họ rồi phản thì nay theo ta, có trung mấy ta vẫn phải nghi!..(TĐ-K9-Berlin)
Do ND trên có nhắc đến DTH, xin hỏi bạn đó có biết chị ta lúc 1975 ở đâu không mà tin là chị ấy ngồi vỉa hè SG khóc? và bây giờ chị ấy làm gì! Còn "bên thua cuộc", năm 1975 thế nào, tôi nhờ BT5 cho các bạn xem lại tấm ảnh chụp Đà Nẵng tháng 3-1975 , ảnh do AP đăng lại đấy. (TĐ)
Chuyện đồng tình hay phản đối đó là quan điểm của mỗi người, bất kỳ một xã hội nào kể cả 1000 năm nữa. Tất cả đều là: cái gì thuộc về lịch sử thì nó vẫn là lịch sử vì nó đã xẩy ra.
Đối với người VN không có bên nào thắng hay thua. Từ này xuất phát và chỉ là những tranh cãi ở bên cộng đồng người Việt bên Mỹ.
download:
http://ge.tt/7JcgvjT
Chào ông TĐ. Xin phép ông cho tôi miễn trả lời câu hỏi bà Dương Thu Hương là ai. Bởi vì, bà ta đã quá "nổi tiếng" cả trong lẫn ngoài nước. Độc giả Việt Nam chắc còn nhớ loạt bài đăng trên báo công an thời gian năm 2001 với tựa đề: "Dương Thu Hương, kẻ bán linh hồn cho ngoại bang".
Vấn đề thắng thua sau biến cố 1975 đã xuất hiện nhiều lập luận. Lập luận nổi bật nhất họ nói rằng: "Anh không bắt được người ta phải giống mình mà mình buộc phải giống người ta. Như vậy, thắng mà thua, thua mà lại thắng là như vậy.
Nhà văn Dương Thu Hương đã từng vào Sài Gòn diễn thuyết về dân chủ và đa nguyên. Điều ngạc nhiên là có cán bộ hưu trí (không biết được bao nhiêu tuổi Đảng) đã khen ngợi bà Dương Thu Hương rằng: "Tôi sẵn sàng đưa cả hai tay và cả hai chân để ủng hộ bà làm tổng thống. Lúc đó, bà đang diễn thuyết tại "hội người ở dơ". Sài Gòn lúc đó có nhiều hội: Hội những người thích nhậu, hội những người làm biếng,... Họ đòi tự do, dân chủ, đòi được phát hành báo chí và tự do được lập hội.
Với người bạn đọc ND, như bạn đã viết: "anh không bắt được người ta phải giống mình", nên bên nào cũng có những người với suy nghĩ riêng.
Nhưng như tôi đã nói ở trên, đối với người VN không có ai thắng hay thua. Cuộc chiến tranh đó dù có thế nào cũng đã xẩy ra, đó là lịch sử. Cuộc chiến tranh đó đối với rất nhiều người là cuộc chiến tranh chống ngoại xâm chứ không phải chống người VN với nhau.
Người VN đối với nhau là : AI CŨNG LUÔN LUÔN THẮNG.
Theo tôi hiểu, trong cuộc chiến này, HD có nói BTC, nhưng chưa đúng, vì dù thắng hay thua, người VN đều thua, chỉ có mỗi một anh "Tọa sơn quan hổ đấu" là thắng cuộc thôi-anh đó là TQ.
Đăng nhận xét