Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng ta, công cuộc Đổi mới toàn diện trên các mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên đất nước ta được khởi xướng. Bên cạnh đó là những biến động chính trị lớn trên thế giới như: sự sụp đổ của Liên Xô và một số nước XHCN ở Đông Âu đã tác động không nhỏ đến tình hình quốc tế, khu vực và tình hình trong nước ta. Các thế lực chống Cộng sản trên thế giới cho rằng thời cơ để đẩy mạnh các hoạt động chống phá, lật đổ chế độ chính trị của những nước XHCN còn lại đã đến.
Võ Đại tướng làm việc với CA Lâm Đồng 1979. |
Ở Campuchia, tình hình chính trị diễn biến phức tạp sau sự kiện Việt Nam rút quân (1989). TQ tăng cường các hoạt động chia rẽ và can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và ba nước Đông Dương. Trong giai đoạn mới, tình hình diễn biến chính trị trên bình diện thế giới và khu vực cũng làm cho lực lượng FULRO mất chỗ dựa vào các thế lực bên ngoài. Ngoài bộ phận đã đi Mỹ, lúc này FULRO vẫn còn lực lượng ở Campuchia, với tổng số 165 tên. Bọn ở trong nội địa tiếp tục bị ta tấn công, tan rã. Đến năm 1991 – 1992, những cố gắng cuối cùng của FULRO để liên lạc, móc nối phối hợp trong – ngoài bị thất bại, tổ chức bị tan rã, đến tháng 12/1992, với sự chấp thuận của Mỹ và UNTAC, toàn bộ số FULRO còn lại gồm hơn 400 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đã ra hàng lực lượng UNTAC tại Campuchia, tuyên bố chấm dứt hoạt động chính trị và vũ trang, sau đó được đưa đi Mỹ.
Về sự kiện FULRO tan rã, Lãnh đạo Bộ Công an đánh giá: “Như vậy, trong suốt 17 năm (1976 – 1992), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với tinh thần quyết tâm, kiên trì, vượt mọi khó khăn, gian khổ và hy sinh, lực lượng CAND đã phối hợp chặt chẽ với quân và dân Tây Nguyên và các tỉnh phụ cận, đã đấu tranh liên tục, làm tan rã hoàn toàn tổ chức, lực lượng FULRO. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn, góp phần đập tan âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế trong ý đồ lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Nhà nước ta. Ổn định chính trị trên địa bàn Tây Nguyên được giữ vững là yếu tố hết sức thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên vùng đất có vị trị địa – chính trị hết sức quan trọng này. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động, các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, vấn đề đòi ly khai, “tự trị” đang xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới, thì kết quả của cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO của Đảng và Nhà nước ta càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, sau khi FULRO tan rã hoàn toàn về tổ chức, Mỹ và các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu gây bất ổn đối với khu vực Tây Nguyên và vùng đồng bào Chăm. Trong bối cảnh chính trị mới, chúng đặc biệt chú ý lợi dụng vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, vấn đề chủ quyền biên giới trong lịch sử giữa Camphuchia và Việt Nam để gây bất ổn đối với chính quyền nhân dân. Những tổ chức dân tộc cực đoan trong khối người Thượng, người Chăm ở hải ngoại được các thế lực thù địch với Việt Nam hỗ trợ vẫn tiếp tục tìm cách móc nối, tác động đến tình hình khu vực Tây Nguyên”.
Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của các thế lực thù địch với Việt Nam ở nước ngoài, số cầm đầu lực lượng FULRO lưu vong ở Pháp và ở Mỹ đã lập ra một số hội, nhóm, tổ chức tập hợp lực lượng. Trong đó đáng chú ý là “Hội người Thượng Đê Ga” (MDA), “Hội những người miền núi” (MFI). Hoạt động của hai tổ chức này đều hướng vào mục tiêu tập hợp cộng đồng người Thương ở nước ngoài đấu tranh cho Tây Nguyên tự trị, tiến tới lập cái gọi là “Nhà nước Đê Ga”. Các đối tượng cực đoan trong người Chăm sống ở nước ngoài cũng đã tăng cường tập hợp lực lượng, thành lập “Văn phòng Chăm Pa quốc tế” (IOC), tổ chức “Hội Muslim Chăm” và “Liên minh người Chăm tỵ nạn”.
Trên đất Mỹ, “Nhà nước Đêga tự trị” và “Tin lành Đêga” vừa vận động các thế lực thù địch ở nước Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, vu cáo Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, phân biệt đối xử với các dân tộc… vừa quyên góp tiền của chi viện cho những hoạt động phá hoại ở Tây Nguyên. Đặc biệt, chúng nhằm vào các đối tượng trong số FULRO, ngụy quân, ngụy quyền cũ và đồng bào DTTS theo đạo Tin Lành (theo số liệu thống kê, đến năm 2000, khu vực Tây Nguyên có tới 200.000 tín đồ Tin Lành), kích động, nuôi dưỡng tư tưởng ly khai, đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị”. Mỹ tập trung hỗ trợ và chỉ đạo hoạt động của tổ chức “Nhà nước Đề Ga tự trị” do Ksor Kok (lưu vong tại Mỹ) cầm đầu. Bọn FULRO lưu vong đã móc nối được với hàng trăm đối tượng phản động ở khu vực Tây Nguyên, trong đó có tên Zana, nguyên Thiếu tá FULRO (cũ) ở xã Hà Bầu, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) và phong cho Zana làm “đại diện” cho cái gọi là “Nhà nước Đề Ga” ở Việt Nam.
Vậy khi xảy ra sự kiện bạo loạn đầu năm 2001 tại Tây Nguyên thì chính quyền và lực lượng Công an có bị bất ngờ không?
Trên thực tế, lực lượng CAND, đặc biệt là lực lượng An ninh đã làm được rất nhiều việc để giữ cho tình hình khu vực Tây nguyên và vùng đồng bào Chăm ổn định. Trên bình diện vĩ mô, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung rất nhiều nguồn lực để đẩy nhanh tình hình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các vùng đồng bào DTTS, trong đó có khu vực Tây Nguyên. Song bên cạnh sự phát triển đó cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ từ các chính sách kinh tế - xã hội, mâu thuẫn về đất đai, về nguồn nước về chính sách ưu đãi, về công tác bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng cán bộ là người dân tộc…Và có một nguyên nhân khá phức tạp và nhạy cảm nữa là sự phát triển nhanh của một số tôn giáo ở khu vực Tây nguyên, trong đó có đạo Tin Lành. Những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về vấn đề đất đai, chính sách nêu trên đã bị bọn phản động trong, ngoài nước và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để gây mất ổn định.
Do lực lượng Công an làm tốt công tác nắm tình hình và triển khai kế hoạch nghiệp vụ, ta chủ động phát hiện, tham mưu và phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng tại chỗ đã dập tắt âm mưu của kẻ địch kích động, tập hợp quần chúng biểu tình vào các dịp 2/9/2000 và Tết Tân Tỵ (24/1/2001). Và trước khi vụ bạo loạn chính trị ở địa bàn hai tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk nổ ra, bằng các biện pháp nghiệp vụ, trong đó có biện pháp kỹ thuật thông tin, lực lượng An ninh đã phát hiện nhiều biểu hiện của việc liên lạc viễn thông từ nước ngoài vào để móc nối, chỉ đạo. Ta đã chủ động bắt một số đối tượng nguy hiểm, đồng thời lãnh đạo Bộ Công an báo cáo tình hình với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xin ý kiến chỉ đạo. Như vậy có thể khẳng định: Lực lượng CAND đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tấn công các đối tượng phản động, đồng thời kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Không thể nói chúng ta bị bất ngờ trong vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên, tuy nhiên để điều đó xảy ra là một thiếu sót lớn đối với lực lượng Công an nói riêng, đối với cả hệ thống chính trị của chúng ta nói chung”.
*
Ngày 29/1/2001, nhân việc Bộ đội biên phòng và công an xã bắt giữ hai đối tượng ở xã Ia Piatr, huyện Chư Prông khi chúng đang đi tuyên truyền cho cái gọi là “Nhà nước Đê Ga độc lập” ở khu vực biên giới tỉnh Gia Lai, Zana – Nguyên Thiếu tá FULRO, một chức sắc người dân tộc… đã câu kết với những tên cầm đầu phản động khác kích động quần chúng tổ chức biểu tình ở Gai Lai vào ngày 2/2/2001 và tại tỉnh Đăk Lak ngày 3/2/2001. Hoạt động của chúng diễn ra trên địa bàn rộng, qui mô lớn và rất ráo riết tại 8 huyện và thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai; 04 huyện và thành phố của tỉnh Đăk Lak. Tổng số người tham gia biểu tình, gây rối lên đến 9.000 người. Tại tỉnh Gia Lai, trong số hơn 8.000 tham gia biểu tình, đã có 7.000 người kéo vào TP Pleiku. Tại tỉnh Đăk Lăk, trong số hơn 1.000 người tham gia, đã có 300 người vào được TP Buôn Ma Thuật, số còn lại ta ngăn chặn được.
Từ ngày 4 đến 6/2/2010, số đối tượng cầm đầu, cốt cán chuyển hướng tập trung gây rối, khống chế chính quyền cơ sở cấp xã, huyện. Có nơi như Đăk Đoa, Chư Sê (Gia Lai) và Ea Hleo, Ea Sup (Đăk Lăk) các đối tượng tập hợp từ 300 đến 500 người dân kéo đến trụ sở UBND huyện đòi công nhận “Nhà nước Đề ga”, đe dọa, hành hung cán bộ, đập phá nhà cửa, phương tiện làm việc…làm một số cơ quan huyện tê liệt hoạt động.
Tình hình Tây Nguyên khi đó rất khẩn trương và hết sức căng thẳng, lực lượng Công an phải giải đáp ngay cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước câu hỏi: “Bản chất của vấn đề Tây Nguyên lúc này là gì?”. Bởi lúc đó, trong Chính phủ, vẫn có ý kiến chỉ đạo lực lượng Công an giải quyết vấn đề Tây Nguyên theo hướng coi đây là vụ việc gây rối do vấn đề bức xúc về đất đai của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, đối với các đồng chí lãnh đạo lực lượng An ninh, qua quá trình theo dõi, chỉ đạo công tác an ninh Tây Nguyên, nên các anh đã có nhiều căn cứ để đánh giá tình hình Tây Nguyên khi đó là bạo loạn chính trị và có sự chỉ đạo của bọn phản động từ bên ngoài.
Khi chúng ta xác định được bản chất của vụ việc và được sự ủng hộ, đồng thuận của cả hệ thống chính trị, thì những biện pháp giải quyết tình hình chúng ta đưa ra sau đó mới có kết quả trọn vẹn.
-------- * --------
4 nhận xét:
Bài có tính tổng kết.
Tài liệu có tính thuyết phục. Bài có tính nghiên cứu về một vấn đề từ trước đến nay nhiều người được nghe, nhưng không nhiều người biết thông tin chi tiết.
Tỷ phú triệu đô ở Mỹ mà yếu thận, mua lại 1 quả của ông TRỌNG thì chắc quả này giá phải bằng nửa số tiền em HUYỀN NHƯ lừa đảo (tức là 2.000ty). Ông Trọng khỏe hơn AMKONG ở Buôn Đôn. Chúc cho ông TRỌNG được TRỌNG THỌ để nuôi con khôn lớn.
Xin lỗi, nhận xét nhầm về bài "Cụ ông lấy vợ kém 52 tuổi.
Đăng nhận xét