Lính Quân sự ở Đài Tropo Sơn Trà: Kiến Quốc, Đỗ Khôi, Hoàng Sơn, Phạm Văn Kỉnh, Lê Chí Hòa. |
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Gặp lại nhau
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Thời khắc 11g30 trưa ngày 30/4/1975 bạn ở đâu? (KQ)
Sớm ngày 24/4/1975, đoàn cán bộ Đại học KTQS tiếp quản kĩ thuật hệ thống thông tin ICS của Mỹ ngụy, do thầy Lê Khôi làm trưởng đoàn và thầy Ngô Hai làm phó, xuất phát từ Trạm giao liên số 1, Thường Tín.
Katyn – Giải mã bí ẩn lịch sử Ba Lan – Liên Xô (Nguyễn Thị Mai Hoa; ST: Đạt)
Trong những năm tháng tồn tại, Liên Xô đã có không ít bí mật, trong đó, có những bí mật có khả năng ảnh hưởng đến uy tín và an ninh quốc gia; vì thế, được che chắn, bảo vệ một cách hết sức cẩn trọng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Chỉ sau khi Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết sụp đổ, với độ lùi thời gian và dưới tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan, những bí mật đó mới dần được hé lộ. Một trong những bí mật như vậy có tên gọi “Sự kiện bi thảm Katyn”.
Về 1 bạn Trỗi (Uttroi)
Mời xem phóng sự đương thời về người từng thủ vai em Phước trong phim "Em Phước" cách đây gần 50 năm.
Vào đây!
Vào đây!
Ta về, rồi “Đến hẹn lại lên” (Quang Việt)
Mới
sắp xa thôi, đã nhớ rồi.
Dù
chẳng muốn xa, Đà Lạt ơi,
Vẫn
phải chia tay, về ngoài ấy.
Sẽ
nhớ về Đà Lạt khôn nguôi.
Nhớ
Xuân Hương - viên ngọc lung linh,
Lăn
tăn gợn sóng dưới trời xanh.
Nhớ
sớm tinh mơ, sương trắng phủ,
Rồi
mặt trời lên, rạng bình minh…
Nhớ
làn nước bạc thác Pren,
Xuống
tới nơi rồi, chẳng muốn lên,
Cứ
muốn hòa trong làn nước ấy.
Khen
ai khéo thế, dệt đăng ten.
Thung
lũng Tình yêu đẹp ngất ngây,
Gió
thổi, trông reo, lòng đắm say.
Hương
thơm man mác ngàn hoa cỏ,
Cứ
muốn lang thang mãi chốn này.
Khắp
nơi, rực rỡ muôn sắc hoa,
Tỏa
hương thơm ngát khắp gần xa.
Rập
rờn, đôi bướm đùa trong nắng,
Ríu
rít, trong ngần tiếng chim ca.
Còn
bao nhiêu thứ làm ta nhớ,
Những
nụ cười, ánh mắt cao nguyên,
Trái
tim nhân hậu, lòng mến khách…
Gặp
một lần, nhớ mãi, không quên.
Chưa
xa đã nhớ ơi là nhớ,
Bao
giờ ta lại gặp nhau đây?
Lại
thấy rừng thông xanh Đà Lạt?
Lại
ngắm Xuân Hương đẹp đắm say?
Chia
tay nhau, Đà Lạt sụt sùi,
Bâng
khuâng, lưu luyến, hạt mưa rơi,
Mưa
như muốn níu chân du khách.
Vẫn
phải xa thôi, Đà Lạt ơi.
Ta
về, rồi “đến hẹn lại lên”
Với
chốn ngàn hoa, chốn thần tiên.
Dù
xa muôn dặm, lòng không cách,
Sẽ
lại gặp nhau, nếu “hữu duyên”.
28/4/2014
Ưu tư ngày 30-4 (CCB Nguyễn Minh Hòa)
Cuộc chiến đã lùi rất xa, 39 năm là thời gian đủ lâu để người ta quên đi
nhiều thứ, những người trẻ nghe chuyện chiến tranh như cổ tích, 39 năm sau trên
mặt đất không còn hố bom, không còn dấu tích những trận chiến đẫm máu, thù hận
đã có phần phôi phai, nhưng sao có những điều cứ day dứt mãi khôn nguôi ở trong
trái tim những người bước ra từ cuộc chiến.
Bia tưởng niệm các liệt sĩ cầu Rạch Chiếc do dân lập |
1. Mỗi ngày hàng triệu người đi qua
cầu Rạch Chiếc (nay đã là cây cầu đôi mới toanh), hầu như không còn ai biết nơi
đây đã từng diễn ra một trận đánh sinh tử của một tiểu đoàn đặc kông thuộc lữ
đoàn biệt động 316 với lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam Cộng Hòa vào đêm 28
rạng ngày 29, qua ngày 30, một bên muốn phá cầu còn một bên phải giữ bằng được
cho xe tăng quân chủ lực đi qua, sau 2 ngày đêm kịch chiến, cây cầu giữ được,
nhưng hàng chục chiến sĩ ta đã hy sinh, thân xác các anh bị cá rỉa, bị mục rữa
ra thành bùn đất ở đâu đó dưới lòng sông hay là đã trôi ra biển không một ai
biết nữa. Nhưng điều đáng trách là cho đến nay không ai trả lời chính xác bao
nhiêu chiến sĩ hy sinh ở cây cầu đó? 52, 57 hay nhiều hơn?. Không cơ quan, tổ
chức nào của Quân đội hay cơ quan công quyền đưa ra được danh sách đầy đủ hay
gần đủ họ tên, quê quán những người hy sinh (gần 100% là người Bắc), ngoài một
ước đoán cho có lệ được đưa ra trong các báo cáo nhân ngày lễ lạt. Điều tệ hại
là trong khi cả một chính thể có đầy đủ các bộ, ban ngành, hội đoàn đồ sộ,
hoành tráng mà không làm nổi việc đơn giản này, hoặc giả là không ai muốn làm
và cho đến nay cũng không có được một tấm bia kỷ niệm cho xứng tầm (tấm bia nhỏ
bé hiện nay là của một vài cựu binh và dân tự dựng lên).
CÁI UY CỦA NGƯỜI CHỈ HUY (KHÁNH TƯỜNG)
Tướng Nguyễn Hữu An. |
Làm chỉ huy, đặc biệt là chỉ huy trận mạc, phải có
uy-điều này ai cũng biết. Cái khó là ở chỗ “uy” mà không gia trưởng, không quân
phiệt. Tức “Quan mà không cách”.
Để tránh lý thuyết chay, tôi xin kể một câu chuyện cụ thể về Nhà quân sự tài ba
Nguyễn Hữu An khi ông được Bộ cử sang Bắc Lào, làm Phó cho ông Vũ Lập.
***
Cuối mùa mưa năm 1971, Tổng hành dinh quyết định mở
chiến dịch lớn ở chiến trường Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng. Sau Đường 9-Nam Lào
thì đây là một chiến dịch lớn, triển khai trên diện rộng của liên quân Lào-Viết,
quy mô cỡ Quân đoàn tăng cường, tác chiến hợp đồng binh chủng. Khu chiến sự chủ
yếu diễn ra tại trung tâm Cánh đồng Chum, rất thuận lợi cho tank-pháo phát huy
uy lực. Để bảo đảm thắng lớn, Bộ tăng cường cho Mặt trận 959 hai cán bộ tầm cỡ
là Tông Tham mưu phó, Thiếu tướng Lê Trọng Tấn và Đại tá Nguyễn Hữu An. Bạn Lào
cử hẳn Tổng Tham mưu trưởng Xì-xà-vạt Kẹo Bun-phăn về trực tiếp phối hợp.
Ở đây xin nói về ông Nguyễn Hữu An, và chỉ nói một
khía cạnh nhỏ thôi: Cái uy của ông.
NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG QUÊN VỀ TƯ LỆNH VŨ LẬP
Đại
tá: NGUYỄN VIỆT CƯỜNG
Nguyên Trưởng
Phòng Cán bộ Quân khu Tây Bắc
Nguyên Trưởng
phòng Dân quân Tự vệ - Quân khu Tây Bắc.
%%%
Gặp anh Vũ Lập ngày đầu vào Việt Minh :
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (3/1945) thì tôi và chú
em Việt Dũng đã được Thống sứ Bắc Kỳ ký đặc
cách tốt nghiệp trường trung cấp y ở Hải Dương. Cũng khoảng thời gian đó, chúng
tôi được biết tin Việt Minh đã vào đến tận
bản Khu Trù, xã Đông Viên, Chợ Đồn, Bắc Kạn quê tôi. Tuy chưa biết Việt Minh là
thế nào, nhưng nghe nói Việt Minh là những người đánh Pháp đuổi Nhật mà cụ Nguyễn
Ái Quốc cũng là người của Việt Minh thì chúng tôi liền rủ nhau về quyết đi theo
Việt Minh !
Tư lệnh Vũ Lập. |
Trước lúc “thoát ly” khỏi gia đình theo Việt Minh, hai
anh em tôi bàn nhau phải có thứ gì làm “quà” cho họ tin và chắc sẽ được nhận
vào (Hồi đó chúng tôi nghĩ như một món quà đầu tay vậy ! ).
Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014
Xa trông (Ngô Hạnh - Quang Việt)
Mẹ ngồi vọng tới xa xôi
Nước non chữ S biển trời mênh mông
Thằng Cả nằm tận Miền Đông
Thằng Hai ở mãi chiến trường Tây Nam
Út nằm Bản Giốc Cao Bằng
Cả ba chúng nó chưa từng thăm quê
Có ai đi đón chúng về
Thôi thì đất mới làm quê được mà.
Ba thằng Mẹ hiến cả ba
Để nay cùng với tuổi già cô đơn.
Ơn trời giữ được nước non
Tiếc thay phải gánh đau buồn sâu xa
Cái thời ta chẳng vì ta
Hy sinh xưa ắt nhạt nhòa hy sinh.
Mẹ chờ một sáng bình minh
Liệu chăng còn kịp tuổi mình chín mươi!
...
Đau lòng con quá mẹ ơi,
Bao năm vẫn dáng mẹ ngồi, xa trông.
Mẹ ơi, mẹ có biết không?
Bao năm dáng mẹ, trong lòng, con mang.
Chúng con lăn lộn chiến trường,
Mẹ luôn nâng bước chặng đường hành quân.
Tuổi xanh vì nước, vì dân,
Chúng con ngã xuống, nào cần chi đâu?
Chỉ thương mẹ bạc trắng đầu,
Sớm hôm tần tảo nương dâu, bãi bồi...
Bao năm vẫn một dáng ngồi,
Nhớ con, mẹ suốt một đời, xa trông.
Đau lòng con quá mẹ ơi,
Bao năm vẫn dáng mẹ ngồi, xa trông.
Mẹ ơi, mẹ có biết không?
Bao năm dáng mẹ, trong lòng, con mang.
Chúng con lăn lộn chiến trường,
Mẹ luôn nâng bước chặng đường hành quân.
Tuổi xanh vì nước, vì dân,
Chúng con ngã xuống, nào cần chi đâu?
Chỉ thương mẹ bạc trắng đầu,
Sớm hôm tần tảo nương dâu, bãi bồi...
Bao năm vẫn một dáng ngồi,
Nhớ con, mẹ suốt một đời, xa trông.
Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
Nghe cụ bà Nguyễn Thị Nhung 78 tuổi hát (ST: KC)
BÍ MẬT DỰ ÁN CHIẾN TRANH THỜI TIẾT CỦA MỸ Ở VIỆT NAM (ST: VD)
Trong chiến tranh Việt Nam,
bên cạnh bom đạn là những vũ khí sát thương trực tiếp, Mỹ còn sử dụng một vũ
khí khác không kém phần nguy hiểm là “vũ khí thời tiết”.
Chiến tranh thời tiết. |
Vũ khí thời tiết là phương thức tác động vào sự biến đổi
của thời tiết để tạo ra những kiểu thời tiết gây bất lợi cho các hoạt động của
đối phương thậm chí là phá hủy cơ sở hạ tầng, tiêu diệt hệ sinh thái trong khu
vực mà nó được sử dụng. Mượn bàn tay của thiên nhiên để tiêu diệt đối phương,
nên thời tiết được liệt kê vào một dạng vũ khí khi nó được sử dụng cho mục đích
chiến tranh. Kỹ thuật tác động vào môi trường để phục vụ cho các mục đích quân
sự được phát minh bởi một nhà toán học người Mỹ John von Neumann vào cuối những
năm 1940.
Lúc đó ông Neumann nhận thấy rằng việc sử dụng kỹ thuật “gieo hạt vào
đám mây” bằng tinh thể iốt bạc trộn lẫn với carbon dioxide có thể làm tăng sự
ngưng tụ của hơi nước của các đám mây và gây mưa. Đỉnh điểm của công nghệ này
được phát triển mạnh trong những năm chiến tranh lạnh và Việt Nam chính là
nạn nhân đầu tiên của thứ vũ khí đáng sợ này.
Vào cuối năm 1965 khi những nỗ lực nhằm ngăn chặn tuyến chi viện chiến
lược trên đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ không đem lại kết quả mong muốn họ đã áp dụng một
chiến lược vô cùng thâm hiểm là sử dụng thời tiết như một thứ vũ khí nhằm làm
tê liệt tuyến đường chiến lược này.
Quân đội Mỹ đã ứng dụng kỹ thuật của Neumann với mục đích kéo dài và làm
trầm trọng thêm mùa mưa trên đường mòn Hồ Chí Minh đặc biệt là ở khu vực đi qua
Lào. Chương trình được đặt mật danh là Dự án Popeye.
Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca - Đoàn Thạch Hãn (ST: VD)
Tranh của nữ họa sĩ TQ Hồ Minh (ST: Quốc Việt)
Dưới đây là một số bức tranh sexy về nữ quân nhân Trung Quốc của nữ Nghệ sĩ Trung Quốc Hồ Minh. Trong xã hội khắt khe Trung Quốc, việc miêu tả sinh hoạt của nữ quân nhân thường là điều cấm kỵ, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ như các tranh của Hồ Minh. Cô là một nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng thế giới nhờ một phong cách độc đáo; các bức tranh của cô thường thu hút sự chú ý của nhiều người. Phụ nữ trong tranh của cô vừa sexy, vừa mạnh mẽ.
Thêm chú thích
Nhân đọc bài ''Quét chùa'' (Cường 98)
Quét chùa thì cứ quét chùa
Sao còn tẩn ngẩn, vẩn vơ chuyện đời ?
Hôm qua, hôm nọ... qua rồi
Hôm nay... bỏ hết, làm người quét sân
Quét sân mà vẫn vướng vân...
Mình con nhà sãi chẳng sân... si gì ?...!
Đời kia còn lắm thị phi
Muốn cho rảnh óc... thì đi quét chùa !...?
Sao còn tẩn ngẩn, vẩn vơ chuyện đời ?
Hôm qua, hôm nọ... qua rồi
Hôm nay... bỏ hết, làm người quét sân
Quét sân mà vẫn vướng vân...
Mình con nhà sãi chẳng sân... si gì ?...!
Đời kia còn lắm thị phi
Muốn cho rảnh óc... thì đi quét chùa !...?
Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014
Triệu chứng mới của Đột quỵ (ST: ĐB)
Mới phát hiện ra một triệu chứng đột quỵ!
Trong bữa tiệc nướng, một phụ nữ tên Jane vấp ngã – rồi cô bảo mọi người rằng cô không sao (vì mọi người khuyên nên gọi bác sỹ)… cô nói cô vấp vào viên gạch vì đôi giày mới.
Du hí Đà Lạt (Quang Việt)
Vợ chồng con gái mời bố mẹ đi du lịch Đà lạt.
Chiều qua vừa bay từ HN vào. Sáng sớm nay chụp được mấy tấm ảnh hồ Xuân hương mờ ảo trong sương sớm và lộng lẫy dưới nắng sớm mai. Kính trình bạn đọc Báo liếp!
Chiều qua vừa bay từ HN vào. Sáng sớm nay chụp được mấy tấm ảnh hồ Xuân hương mờ ảo trong sương sớm và lộng lẫy dưới nắng sớm mai. Kính trình bạn đọc Báo liếp!
KS nơi chúng tôi tá túc. |
Hãy nghe ca khúc "Thành phố tuổi thơ"
Chào Đà Lạt (Quang Việt)
Sau
mười tám năm xa cách,
Tôi
lại lên thăm thành phố cao nguyên.
Thành
phố mà mỗi khi nghe nhắc đến tên,
Ta
như nghe tiếng thông reo vi vu trong gió.
Như thấy muôn sắc màu lá hoa cây cỏ,
Và vị ngọt tình yêu đắm say…
Đà
Lạt đây rồi,
Những
cánh rừng
Trôi dưới cánh
máy bay,
Thông
xếp hàng hàng
Đón chào du
khách.
Dưới
bầu trời ngọc bích,
Thành
phố bừng lên trong ánh nắng vàng,
Rực
rỡ muôn mầu, ngàn hoa toả ngát hương,
Những
biệt thự ẩn mình trong sắc lá…
Hồ
Xuân Hương
Viên
ngọc xanh giữa lòng thành phố,
Soi
bóng mây trời, huyền ảo, lung linh.
Trên
những triền đồi xuống xuống, lên lên,
Đẹp
muôn sắc cỏ cây hoa lá…
Và
những người dân thành phố
Đón
khách với nụ cười thân thiện trên môi,
Ánh
mắt cao nguyên chạm trái tim tôi,
Mới
gặp thôi mà thân thương đến thế!
Tôi
trở lại đây rồi, Đà Lạt ơi, chào nhé!
Thật
đáng yêu, ơi thành phố Ngàn hoa.
Ai có lý lẽ, xin bẻ lại lý này của khách quốc tế đến du lịch Việt nam (Trần Đình, viết tại HN)
Nhân việc các báo đăng bài của khách du lịch phàn nàn về
việc ngành du lịch Hội an ép khách phải mua vé vào cửa Thành phố, lại nghe tiếp
bí thư thành ủy Hội an thông báo: khách kêu là đúng, từ nay người Việt nam thì
vào tự do còn khách nước ngoài phải mua vé theo chế độ “siết giá “ .
Xin kể câu chuyện có thực 100% của cháu tôi :
Hoài Hạnh sinh ra ở
Đức ( có bố mẹ cùng là người Việt). Cháu về Việt nam thăm ông bà nội ngoại .
Năm nay 21 tuổi, bố mẹ đồng ý cho cháu về Việt nam một mình mà không phải kèm
cặp như mọi lần. Hoài Hạnh rủ một bạn gái người Đức cùng tuổi, là bạn học từ
nhỏ cùng về thăm Việt nam. Hai đứa con gái bàn nhau chọn chế độ du lịch Balo.
Ngay ngày đầu tiên của kế hoạch, đã có sự chục chặc, tại Đại
sứ quán Việt nam tại Berlin, thị thực nhập cảnh của Hoài Hạnh cho 5 năm là 35
Euro, nhưng thị thực nhập cảnh một lần cho
Carin là 80 Euro. Cháu tôi kêu: Vì
cháu nhận phần đến ĐSQ làm thủ tục nên khi nhận viza không có hóa đơn kèm
theo, cháu không có cách nào giải thích cho bố mẹ bạn cháu sự khác biệt gần gấp
ba này nên đành chịa đôi với bạn!
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
Người được yêu quý nhất ở Anh (Cao Bắc)
Đó chính là công nương Dianna, vì bà tích cực tham gia tổ chức thiện nguyện rà phá bom mìn.
Đây là những bức ảnh nổi tiếng của cố công nương Diana đi gỡ mìn ở Angola cuối những năm 80s, vì vậy mà công nương Diana được người Anh yêu chuộng nhất.
Không chỉ nói mà làm. |
Trông chết cười ngạo nghễ! |
Vào chốn bom mìn. |
Một quả mìn tìm được. |
Cầu nguyện. |
Có cần thêm chú thích? |
Xe điện Sài Gòn xưa - Phiên An (ST: VD)
Cách nay không lâu, một bài viết trên báo SGGP có đăng bài về xe điện Hà
Nội và cho rằng “Sài Gòn xưa và TP.HCM ngày nay chưa có hệ thống tàu điện”. Bài
báo lập tức bị phản ứng từ một độc giả gần chín mươi tuổi – nguyên là
nhân viên của Công ty xe điện Pháp tại Đông Dương
Độc giả nói trên
đã khẳng định sự tồn tại của hệ thống xe điện Sài Gòn trước năm 1945. Bên cạnh
đó, chú Tám, nhân viên một ngân hàng của Sài gòn trước đây bổ sung cho người
viết thêm những điều tai nghe mắt thấy về hệ thống xe điện Sài Gòn. Điều đáng
nói là hệ thống này tổ chức khá tốt, các tuyến lan tỏa đi chung quanh thành phố
khá thuận lợi cho người dân.
Chuyện lạ: Tử tù thoát chết (ST: ĐB)
Trên trang trực tuyến của CNN ngày Thứ Năm 17 tháng Tư 2014, bản tin kèm hình ảnh tựa đề The images tell a story of anguish and forgiveness do hai phóng viên Josh Levs và Azadeh Ansari của CNN tường thuật đã gây nhiều xúc động.
Bộ ảnh này của nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi của Hãng tin Iran ISNA chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc bình minh vào vài ngày trước đây tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc Iran, gần biển Caspian. Hình thức trừng phạt này vẫn còn được chấp nhận và phổ thông ở Iran.
Theo tin của ISNA, kẻ tử tội tên là Balal. Năm 2007, Balal 19 tuổi, đã đâm chết Abdollah Hosseinzadeh 17 tuổi, trong một trận ấu đả ngoài đường phố.
Nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi kể rằng khi tử tội Balal được lôi ra pháp trường, ông thấy bà Koukab, mẹ của tử tội, đang đứng bám tay vào rào ngăn, đã quỵ xuống và ngồi bẹp trên mặt đất vì quá đau lòng khi chứng kiến cảnh đứa con trai sắp bị hành quyết. Khamooshi nói: "Bà ấy dường như đã kiệt sức vì đau khổ trước thực tế sắp mất con. Thật thương tâm.”
Thêm chú thích |
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Thấy Ứng vào SG
Sáng qua có điện thoại thầy. Con trai thầy từng học ở Nga, nay vào SG làm việc. Đúng dịp 30/4, vợ chồng thầy bay vào xem con sống ra sao. Mình phi xe lên Q1 gặp thầy.
Thầy nghỉ tại 1 KS mini ở hẻm 18B Nguyễn Thị Minh Khai, cách văn phòng cháu làm việc có 7' đi bộ. Thầy năm nay đã 74 nhưng mê bóng bàn, ở ngoài kia hay đánh với cánh Vinh, Tuấn k8 ở Ban Cơ yếu. Tư vấn cho thầy ngay Trung tâm TDTT Hoa Lư, gần KS, có đến chục bàn, thầy thử đến đấy mua vé.
Hẹn thầy sau 1/5 đưa thầy đi gặp đồng nghiệp và học trò.
Thầy nghỉ tại 1 KS mini ở hẻm 18B Nguyễn Thị Minh Khai, cách văn phòng cháu làm việc có 7' đi bộ. Thầy năm nay đã 74 nhưng mê bóng bàn, ở ngoài kia hay đánh với cánh Vinh, Tuấn k8 ở Ban Cơ yếu. Tư vấn cho thầy ngay Trung tâm TDTT Hoa Lư, gần KS, có đến chục bàn, thầy thử đến đấy mua vé.
Hẹn thầy sau 1/5 đưa thầy đi gặp đồng nghiệp và học trò.
Dùng Smart-phone mà lại chưa thông minh (KQ)
Ngày xưa dùng Nokia thấy rất tiện. Từng được anh em tin cậy, coi là Tổng đài. Cứ ai cần xin số điện thoại trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí nước ngoài thì chỉ cần nêu yêu cầu, tự mình tìm trong danh bạ rồi chuyển qua tin nhắn là xong.
Nhưng từ ngày vợ cho "lên đời", cho dùng iPhone thì chả thấy có chức năng này. Nghĩ bụng hóa ra cải lùi?
Trưa qua có ông bạn Nhất Trung đến chơi, cũng đúng lúc bác Nguyễn Cương k3 gọi vào xin số điện thoại cô Oanh, Hội Hữu nghị Việt-Trung. Đang định lấy giấy bút ghi lại số điện thoại rồi nhắn tin thì thấy cô cháu ngồi bên cạnh. Ca cẩm "yếu kém" của iPhone thì cháu bảo: "Bác copy rồi dán vào tin nhắn, là xong". Rồi cháu thị phạm. Ơ kìa, hay thật. Vậy là học được 1 bài học lớn.
Các bác cứ nhìn vào 2 ảnh này thì biết ngay trình tự.
1. Đến số điện thoại cần gửi. Giữ tay mấy giây sẽ hiện chữ Copy. Lấy tay chạm vào Copy. (Vậy là số điện thoại đã được sao).
2. Tìm đến số máy cần nhận. Giữ tay vài giây vào phần tin nhắn sẽ hiện chữ Paste. Chạm tay vào Paste thì số điện thoại đã sao được dán vào tin nhắn. Gửi đi là xong.
Đúng là "Không thầy đố mày làm nên"!
Nhưng từ ngày vợ cho "lên đời", cho dùng iPhone thì chả thấy có chức năng này. Nghĩ bụng hóa ra cải lùi?
Bước 1: Copy số điện thoại cần gửi. |
Bước 2: Dán (paste) số điện thoại đã copy vào tin nhắn rồi send. OK! |
Các bác cứ nhìn vào 2 ảnh này thì biết ngay trình tự.
1. Đến số điện thoại cần gửi. Giữ tay mấy giây sẽ hiện chữ Copy. Lấy tay chạm vào Copy. (Vậy là số điện thoại đã được sao).
2. Tìm đến số máy cần nhận. Giữ tay vài giây vào phần tin nhắn sẽ hiện chữ Paste. Chạm tay vào Paste thì số điện thoại đã sao được dán vào tin nhắn. Gửi đi là xong.
Đúng là "Không thầy đố mày làm nên"!
Quét chùa (Ngô Hạnh)
Năm nay mưa nhiều thời tiết ẩm thấp bệnh tật sâu bọ lây lan, khổ cho các cháu. Thấy trong HCM vẫn nắng, các bạn vẫn khí thế lắm. Hôm đi chùa thấy chú tiểu quét sân xong đang chống chổi suy tư điều gì đó mình tức cảnh làm bài thơ ngắn này. Chúc khỏe và cứ vui như tết!
Quét chùa
Ngày ngày lầm lũi quét sân
Xong xuôi lại đứng tần ngần nghĩ suy
Hôm qua mình đã làm gì
Hôm nay đóng góp được chi cho đời?
Đành rằng việc mọn thế thôi
Còn hơn những kẻ biếng lười rong chơi
Phải chăng cũng tại số trời
Vì con nhà sãi nên tôi quét chùa!
Đi tìm bánh mì thịt ngon nhất Sài Gòn (ST: KC)
Nếu phở được coi là món ăn đặc trưng của Hà Nội thì ở TP. Hồ Chí Minh chắc chắn vai trò đó là của bánh mì thịt như khẳng định của Robyn Eckhardt, cây bút nữ chuyên viết về ẩm thực và du lịch châu Á cho nhiều báo và tạp chí có uy tín.
Bài Đi tìm bánh mì ngon nhất Sài Gòn (Finding Saigon’s best banh mi) của bà được đăng trên trang mạng EatingAsia gần đây.
Theo Robyn Eckhardt, thứ bánh sandwich có hơi hướm Pháp quốc đó được khai sinh ở miền Bắc Việt Nam nhưng lại trưởng thành và lớn mạnh tại miền Nam sau năm 1954, khi nhiều người làm bánh mì rời miền Bắc di cư vào Nam vào thời điểm đất nước này bị tạm chia cắt và chế độ thực dân Pháp cũng chính thức cáo chung.
Với sự trợ giúp của Andrea Nguyen, chuyên gia về bánh mì đồng thời là tác giả cuốn sách Cẩm nang về bánh mì (The banh mi handbook), Robyn Eckhardt đã có một chuyến du hành khảo sát tại TP.HCM để xác định những địa chỉ bán bánh mì (thịt) ngon nhất.
Bánh mì Sài Gòn đã nổi tiếng toàn cầu |
Một cán bộ của Đại tướng (Kháng Chiến)
Bác đến thăm đoàn cố vấn TQ. |
Bức ảnh tư liệu cắt ra từ báo. |
Thăm Vịnh Hạ Long 1961. |
Năm 1999 Đại tá cùng phu nhân sang Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, ông đã đến thăm vợ đồng chí Vy Quốc Thanh. Gia đình đồng chí Vy đã cung cấp cho Đại tá Hoàng Minh Phương hai bức ảnh tư liệu quý: Bác Hồ thăm Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc tại Chiến khu Việt Bắc cùng hai bức ảnh cắt từ báo có các đồng chí Trần Canh, Vy Quốc Thanh chụp kỷ niệm với Đại tướng và cán bộ cao cấp Quân đội ta: Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Trần Hữu Dực, Đào Văn Trường, Trần Đăng Ninh, Lê Liêm.
VIỆTNAM 1948 - Ảnh của tạp chí LIFE (ST: KC)
***
Những người đàn ông "đậu" như chim trên hàng rào để xem đua ngựa ngày chủ nhật ở trường đua ngựa Sài Gòn.
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
LÍNH PHÁO ĐI COONG TRÌNH (Trần Quốc Việt)
Anh bạn nhà thơ nhờ mình kể tiếp chuyện lính pháo đi Coong trình, tự sự thì...xấu hổ lắm.
Mới vào lính, làm pháo thủ sơn pháo, bạn mình hành quân sang Cánh đồng Chum, Lào đánh nhau với đám Vàng Pao.
Mới vào lính, làm pháo thủ sơn pháo, bạn mình hành quân sang Cánh đồng Chum, Lào đánh nhau với đám Vàng Pao.
Ung Thư Cuống Phổi (ST: ĐB)
Tôi có một người bạn, anh ta mắc chứng bệnh “Ung Thư Cuống Phổi”, cục Bướu ác tính to bằng cái chén nằm ở Cuống Phổi. Bác sĩ nói về nhà ăn uống rồi chờ chết, không thể cắt bỏ được, vì cục bướu đó nằm sát với động mạch chủ.Tôi đến chơi hỏi thăm, anh ta cho tôi xem hình chụp X-Ray của cục bướu.Anh ta đã chữa trị bệnh Ung Thư bằng phương pháp dưới đây:●Không ăn đường,●Không ăn thịt, cá, cơm,●Chỉ uống nước xay bằng rau, các loại củ như: Carrot, củ cải, củ dền, cam, táo ...●Sau ba tháng uống liên tục, cục bướu to bằng cái chén từ từ thu nhỏ lại chỉ còn bằng cái khu chén.●Sau chín tháng “Bướu Ung Thư biến mất”. Bây giờ anh ta khỏe mạnh, trở lại làm việc và ăn uống bình thường.Bốn người cùng chứng bệnh Ung Thư như anh ta chữa bằng phương pháp “Chemical Therapy” đã chết hết rồi.Những chi tiết của bài viết dưới đây rất đúng, tế bào Ung Thư khi đã không được nuôi dưỡng bằng Thịt Bò, Đường... thì nó sẽ phải chết.
Cười chảy nước mắt (KQ)
Chiều gọi cho chú em biết đêm qua thêm 1 bệnh nhân vào nằm cùng giường nên phải xuống nằm đất. Chết thật, bệnh nhân cứ thế này thì có mà sớm đi. Gọi cho mấy BS quen, tìm phòng dịch vụ thì thấy tắt máy. (Chắc đi công tác xa?).
Xong việc chạy vào phòng bệnh thì thấy 1 bệnh nhân nằm úp mặt, còng queo, co quắp, bé tí, (có lẽ chỉ bằng cái đùi mình!). Mẹ, mới có 1 đêm mà bệnh nặng thế này à, chuyển nhanh thế? Hoảng. Nhìn quanh chẳng thấy vợ chú đâu. Đang ngơ ngác thì bà con bảo, anh ấy chuyển sang phòng dịch vụ rồi, đâu như số... Ôi, may quá.
Đi tìm quanh, chưa thấy. (Mà thế chó nào ngày hôm nay cả 2 lần rời nhà thì đều quên điện thoại không mang theo). Thấy có phòng đóng kín, mở bừa thì thấy vợ em quay ra. Chú em thì đang nằm an bài, hưởng cái không khí mát lành của phòng máy lạnh. Vậy ra chiều nay chú đã được chuyển phòng. Cả đêm nằm giở đầu đuôi với ông bạn cùng giường, không ngủ được. Thế này là quá hạnh phúc rồi.
Kể lại chuyện ông bệnh nhân to bằng bắp đùi, 2 anh em cười chảy nước mắt... Chợt nhớ lại chuyện ngày nào Tuấn Khàn kể "Gặp nhau ở phi trường". Chú nọ mừng:
- Anh Minh đấy à? Em đây.
- Xin lỗi, tôi không phải Minh. - Anh ta lạnh lùng.
- Anh chứ còn ai! Gớm, mới có mấy năm không gặp mà anh thay đổi quá, béo trắng hẳn ra.
- Ơ... ơ ơ ơ???
- Có mà quả mơ. Không những thay hình đổi dạng, anh còn thay đổi cả tên.
... Nghĩ bụng, người ta mấy năm mới thay đổi, còn chú em tôi chỉ cần có 1 đêm. Hay thật!
Xong việc chạy vào phòng bệnh thì thấy 1 bệnh nhân nằm úp mặt, còng queo, co quắp, bé tí, (có lẽ chỉ bằng cái đùi mình!). Mẹ, mới có 1 đêm mà bệnh nặng thế này à, chuyển nhanh thế? Hoảng. Nhìn quanh chẳng thấy vợ chú đâu. Đang ngơ ngác thì bà con bảo, anh ấy chuyển sang phòng dịch vụ rồi, đâu như số... Ôi, may quá.
Đi tìm quanh, chưa thấy. (Mà thế chó nào ngày hôm nay cả 2 lần rời nhà thì đều quên điện thoại không mang theo). Thấy có phòng đóng kín, mở bừa thì thấy vợ em quay ra. Chú em thì đang nằm an bài, hưởng cái không khí mát lành của phòng máy lạnh. Vậy ra chiều nay chú đã được chuyển phòng. Cả đêm nằm giở đầu đuôi với ông bạn cùng giường, không ngủ được. Thế này là quá hạnh phúc rồi.
Kể lại chuyện ông bệnh nhân to bằng bắp đùi, 2 anh em cười chảy nước mắt... Chợt nhớ lại chuyện ngày nào Tuấn Khàn kể "Gặp nhau ở phi trường". Chú nọ mừng:
- Anh Minh đấy à? Em đây.
- Xin lỗi, tôi không phải Minh. - Anh ta lạnh lùng.
- Anh chứ còn ai! Gớm, mới có mấy năm không gặp mà anh thay đổi quá, béo trắng hẳn ra.
- Ơ... ơ ơ ơ???
- Có mà quả mơ. Không những thay hình đổi dạng, anh còn thay đổi cả tên.
... Nghĩ bụng, người ta mấy năm mới thay đổi, còn chú em tôi chỉ cần có 1 đêm. Hay thật!
Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014
Tang lễ mẹ Quang Trung (Trần Lưu)
Hôm qua anh em Trỗi đã đến viếng mẹ Quang Trung và tiễn cụ về nơi anh nghỉ cuối cùng.
Lính Trỗi đến viếng cụ. |
Trước linh cữu. |
Con cháu bên cụ trước khi đi xa. |
Trả lời thắc mắc về nhân vật Hà Minh Trí (ST: Việt Dũng)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hà Minh Trí (1935-) là người từng ám sát hụt Tổng thống
Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm vào ngày 22 tháng 2 năm 1957.
Vợ chồng ông cùng Võ Đại tướng. |
Tên thật của ông có nhiều tài liệu chép khác nhau. Theo nhà báo Thy Ngọc thì nguyên tên khai sinh của ông là Phan Văn Điển[1]. Trong tác phẩm "Hà Minh Trí - Người 3 lần mưu sát Ngô Đình Diệm", nhà văn Nông Huyền Sơn chép tên ông là Phan Văn Điền. Đây có lẽ là sự nhầm lẫn do cách phát âm địa phương.
Ông sinh năm 1935, tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Nhà nghèo, cha ông đi làm lính khố xanh, do tham gia Binh biến Đô Lương và bị xử tử khi ông mới 5 tuổi. Mẹ ông
lấy chồng khác, bỏ lại ông cho bà nội già nuôi. Năm 1945, do nạn đói hoành
hành, người bác trai của ông đưa 2 bà cháu lên Vinh để trốn nạn đói.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3
năm 1945, ông bỏ nhà lưu lạc vào Nam, vào tận Bà Rịa - Vũng Tàu[2]. Tại đây, ông được một cán bộ Việt
Minh nhận nuôi và đặt cho cái tên mới: Đinh
Văn Phú.
Phóng sự ảnh: Điện Biên mùa này (Quang Việt)
TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH “HÈN NHÁT” (VD sưu tầm)
Đừng để những người
trẻ tuổi phải chịu đựng những điều ghê rợn của chiến tranh. Nó tàn nhẫn, phi
nhân tính và đau đớn vô cùng...
Trong
bài "Lối đi" tôi
viết về đêm cuối của đời sinh viên. Có nghĩa là đã chuẩn bị tinh thần tốt nhất
để lên đường. Nhưng khi đến quân trường, nhìn những khối bộ đội hàng ngũ chỉnh
tề ngay ngắn đi đều bước, hát vang vang bài quân hành giữa chang chang nắng, mồ
hôi đẫm áo, mặt sạm đen hốc hác.. đã choáng. Cái tự ti mặc cảm thường ngày trốn
kỹ trong gã tiểu tư sản vờ vịt dũng cảm can trường, nay lú mặt ra không chút
trơ trẽn. Thời gian quân trường qua mau. Khoảng 20% tân binh đào ngũ vì không
chịu nổi gian khổ. 80% ra trận nhưng thực tình, rất ít trong số 80% kia đủ tư
cách NGƯỜI CHIẾN SỸ.
Hòn đá khổng lồ ở Colombia (ST: KC)
Guatapé là một trong những thị trấn đầy màu sắc nhất trên thế giới được thiên nhiên ban tặng nhiều địa điểm đẹp, trong đó La Piedra Del Peñol là nổi bật nhất.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)