Một lần, Alex bắt taxi đi ra sân bay. Chiếc xe đi với tốc độ vừa phải, đúng phần đường.
Khi đến ngã tư, đột nhiên một chiếc xe Camry lao ra từ góc bên phải, suýt nữa thì đâm vào. Người lái taxi vội phanh gấp, đánh lái quặt sang bên. Chiếc taxi trượt ngang, đúng lúc xe buýt đi đến, chỉ còn cách chục centimét là quệt vào nhau. Hành khách trên xe buýt la ó, còn ông lái xe giận dữ, vừa lau mồ hôi, vừa hét lên lăng mạ người lái taxi. Dù vậy, người lái taxi vẫn chỉ cười cười, xua tay tỏ vẻ như biết lỗi.
Sau khi xe đi tiếp, Alex bèn hỏi người lái xe: “Sao anh lại phải tỏ ra mình có lỗi như vậy? Đó là do gã đi Camry kia suýt nữa đâm phải, nên chúng ta mới phải tránh sang đó còn gì?”. “Tôi có quy luật “xe rác” của tôi, hơi đâu đi giận dữ mấy chuyện như vậy!”, người lái taxi cười thản nhiên. Alex tỏ ra không hiểu, người lái taxi liền giải thích: Nhiều người cũng giống như chiếc xe chở rác, luôn chất chứa trong lòng những sự tức tối, thất vọng và bực dọc. Khi “đống rác” của họ tích tụ lại đến một mức độ nhất định, họ sẽ phải tìm chỗ để trút bớt đi, thế nên có lúc này lúc nọ, rác của họ bị vứt cả sang người khác. Khi gặp tình huống ấy, đừng dại mà nhặt thứ rác đó vào, để rồi lại phải trút sang người thân, bè bạn của mình. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, không có thời gian để hối hận, cho nên hãy yêu quý những người tốt với bạn, và phớt lờ những người không tốt với mình.
Quy luật ấy đơn giản nhưng đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm, bởi trong cuộc sống chỉ có 10% là do bạn tạo ra, còn tới 90% là cách bạn nhìn nhận nó thế nào.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Hay thật! Xã hội này cần phải tư duy như vậy.
Đăng nhận xét