Họ có hàng nghìn - nhưng chính thức họ nói chung chẳng có bao giờ. Binh lính Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam không được công bố. "Tiếng nói Nước Nga" chỉ phỏng vấn được một trong số những người bảo vệ bầu trời Việt Nam khỏi các cuộc không kích của Không quân Mỹ.
N. Kolesnhik: Đối với tôi, những trận đánh đó cho đến nay là những sự kiện rực rỡ nhất trong cuộc sống. Tôi và các đồng đội của mình - cả những người Xô Viết, cả những người Việt Nam - đã tham gia vào những sự kiện lịch sử, tạo nên chiến thắng, trong nghĩa đen của từ này. Tôi tự hào rằng tôi đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của mình và tham gia xây dựng bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
Ngày 30 tháng một, lễ kỷ niệm thường niên xác lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên Xô. Một trong những trang rực rỡ trong lịch sử quan hệ của hai nước - sự giúp đỡ quân sự cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ xâm lược. "Tiếng nói Nước Nga" đã kể về những ngày này của những người đã tham gia trực tiếp nhất trong các sự kiện của chiến tranh Việt Nam. Nicolai Kolesnhik, chủ tịch tổ chức xã hội liên khu các cựu chiến binh Nga ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1965, đã tham gia vào các cuộc chiến đấu mà binh lính tên lửa Xô Viết tiến hành chống không quân Hoa Kỳ.
N. Kolesnhik: Sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô rất lớn và toàn diện. Về giá trị nó vào khoảng hai triệu dollars mỗi ngày trong suốt tất cả những năm chiến tranh. Một khối lượng lớn khí tài đã được đưa đến Việt Nam. Chỉ cần dẫn ra vài con số là đủ: 2 nghìn xe tăng, 7 nghìn pháo và súng cối, hơn 5 nghìn súng cao xạ phòng không, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay, 120 máy bay trực thăng, hơn 100 tàu chiến. Đồng thời, tất cả cung cấp này là không hoàn lại. Cần phải huấn luyện người Việt Nam trên toàn bộ phương tiện kỹ thuật này. Để thực hiện điều đó các chuyên gia quân sự Liên Xô đã được phái đến Việt Nam. Từ tháng bảy năm 1965 đến cuối 1974 gần 6,5 nghìn sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4,5 nghìn binh lính hạ sĩ quan của các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia tác chiến tại Việt Nam. Ngoài điều đó ra, việc đào tạo quân nhân Việt Nam bắt đầu ở các trường cao đẳng và học viện quân sự của Liên Xô - đó là hơn 10 nghìn người.
Người ta nói rằng các phương tiện kỹ thuật đưa vào Việt Nam từ Liên Xô lạc hậu.
N. Kolesnhik: Vào thời điểm đó nó hiện đại nhất. Chẳng hạn máy bay phản lực "MiG-21" - chính phi công Việt Nam bay trên những máy bay này và bắn hạ ngay cả "F-105", và "pháo đài bay "B-52". Trong tất cả những năm chiến tranh máy bay tiêm kích của Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắn rơi 350 máy bay của kẻ địch. Không quân Việt Nam cũng bị mất ít hơn - 145 máy bay. Tên tuổi của các phi công xuất sắc mà theo tính toán họ đã bắn hạ từ 7, 8 và 9 máy bay Mỹ đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vào thời gian đó, theo tính toán của một phi công hiệu quả hơn cả của Hoa Kỳ de Belav ở Việt Nam chỉ có sáu trận thắng trên không. Các tổ hợp tên lửa Xô Viết "Dvina" được cung cấp trong những năm cuôc chiến tranh này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không thậm chí ở độ cao 25 km. "Đó là - những tên lửa nguy hiểm nhất một thời được phóng vào các máy bay từ mặt đất", - "Tạp chí kỹ thuật quân sự" Mỹ đã bình luận trong những năm đó.
Các chiến sĩ tên lửa phòng không của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, được tổ chức và huấn luyện bởi các chuyên gia Liên Xô, đã bắn hạ gần 1300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược "B-52". Mỗi chiếc của chúng mang được 25 tấn bom, và mỗi chiếc có thể tiêu diệt toàn bộ sự sống và các công trình trên diện tích bằng ba mươi sân bóng đá.
Người Mỹ thường xuyên ném bom vào cả "đường mòn Hồ Chí Minh", cả các thành phố của Bắc Việt Nam, bay ở độ cao mà súng phòng không không vươn đến được. Sau những thắng lợi đầu tiên của chúng tôi, chúng đột ngột hạ độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa của cao xạ phòng không.
Sau khi xuất hiện tên lửa của Liên Xô, phi công quân sự Mỹ bắt đầu từ chối bay ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam. Chỉ huy của họ buộc phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp, trong đó, nâng tiền trả cho mỗi lần cất cánh chiến đấu, và thường xuyên tiến hành thay đổi biên chế bay của các hàng không mẫu hạm. Trong những thời gian đầu, các sĩ quan Liên Xô tiến hành các trận đánh tên lửa, còn người Việt Nam làm theo.
Lần đầu tiên các tên lửa Liên Xô xuất hiện trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24 tháng bảy năm 1965. 4 máy bay "Fantoma" của Mỹ lúc bấy giờ bay đến Hà Nội, ở độ cao mà súng cao xạ phòng không không thể vươn tới được. Các tên lửa của Liên Xô đã phóng lên. 3 trong số bốn máy bay đã bị bắn hạ. Ngày chiến thắng này từ đó hàng năm được kỷ niệm như Ngày của bộ đội tên lửa.
Ông nhớ khi nào diễn ra trận đánh đầu tiên của ông? Ai thắng ai lúc bấy giờ?
Ông nhớ khi nào diễn ra trận đánh đầu tiên của ông? Ai thắng ai lúc bấy giờ?
N. Kolesnhik: Ngày 11 tháng tám năm 1965. Trong một ngày chúng tôi 18 lần vào vị trí theo lệnh báo động chiến đấu. Và tất cả - không có kết quả. Và, cuối cùng, đã khuya ba tên lửa đã bắn hạ 4 máy bay của địch. Các tiểu đoàn Một và Ba của trung đoàn bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam trong các trận đánh mà tôi tham gia đã bắn hạ 15 máy bay của Mỹ.
Người Mỹ chắc chắn sẽ săn tìm các khẩu đội chiến đấu của ông?
N. Kolesnhik: Vâng. Các vị trí đóng quân buộc phải thay đổi sau mỗi trận đánh. Khác đi không thể được - người Mỹ cũng phóng bom-tên lửa vào các vị trí các tổ hợp tên lửa đã bị lộ của chúng tôi. Người Mỹ bằng mọi cách cố gắng cản trở sử dụng vũ khí của chúng tôi: gây nhiễu, tên lửa "Shrike". Các nhà thiết kế quân sự của chúng ta cũng đã đáp lại và hoàn thiện kỹ thuật tên lửa phòng không của chúng ta.
Ông có chính mắt mình thấy phi công tù binh Mỹ?
N. Kolesnhik: Cá nhân tôi chưa thấy lần nào. Mà sự hiện diện của chúng tôi ở Việt Nam cũng không được công khai. Cần phải nói rằng trong suốt thời gian công tác chúng tôi mặc áo quần dân sự, không có vũ khí cá nhân nào và bất kỳ giấy tờ nào. Chúng được giữ lại ở đại sứ quán của chúng ta.
Họ thông báo cho Ông sẽ bay đến Việt Nam và ở nhà ông đã nói gì?
N. Kolesnhik: Tôi phục vụ ở trung đoàn phòng không ở ngoại ô Moscow. Chỉ huy trung đoàn thông báo rằng yêu cầu chúng tôi đi công tác ở đất nước với "khí hậu nhiệt đới nắng nóng". Hầu hết mọi người đồng ý, còn những người không muốn đi vì lý do nào đó, cuối cùng cũng không đi. Tôi đã nói ở nhà cũng như thế.
Điều gì làm ông ngạc nhiên nhất, khi còn là chàng trai trẻ, trước tiên?
Kolesnhik: Tất cả làm tôi sửng sốt: thiên nhiên kỳ lạ, con người, khí hậu và trận ném bom đầu tiên phải hứng chịu. Chính ở Moscow họ định hướng cho chúng tôi rằng sẽ đơn giản chỉ là huấn luyện và đào tạo các khẩu đội Việt Nam. Nhưng phải dạy trực tiếp tại trận địa chiến đấu, dưới sự không kích không ngớt hàng ngày của máy bay Mỹ. Những người Việt Nam - rất cần cù, họ học rất nhanh. Và tôi cũng nắm được những mệnh lệnh chỉ huy cơ bản và các thuật ngữ bằng tiếng Việt Nam.
Điều gì khó khăn nhất?
N. Kolesnhik: Nắng nóng không chịu nổi và độ ẩm cao. Chẳng hạn, sau 40 phút nạp oxygen cho tên lửa trong bộ áo quần cao su đặc biệt thường mất gần một kilogam trọng lượng cơ thể.
Thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay có thái độ thế nào với cuộc chiến tranh và sự tham gia của Ông trong cuộc chiến tranh đó?
N. Kolesnhik: Các cựu chiến binh Việt Nam của cuộc chiến tranh đó - rất kính trọng. Chúng tôi hồi tưởng những ngày chiến đấu ác liệt của chúng tôi và những chiến thắng chung của chúng tôi. Còn thế hệ trẻ, thực dụng hơn, họ với sự thú vị lục vấn chúng tôi về những trận đánh và những chi tiết chưa được biết của cuộc chiến tranh đó.
Bây giờ nhiều người ở đất nước chúng ta có quan điểm rất khác nhau về sự tham gia của Liên Xô vào những xung đột ngoài biên giới của mình. Đối với Ông sự tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam là gì?
8 nhận xét:
Người VN chân chính không bao giờ quên những ân tình LX đã giành cho mình. Cũng có những kẻ vì một lời hứa quyến rũ, vì những lời có cánh mà muốn đốt ngôi nhà cũ để nuôi hy vọng vào một ngôi nhà mới đẹp hơn. Nhưng đa số người Việt Nam luôn biết ai là người bạn tốt thật sự của mình.
Xin cảm ơn sự đóng góp của công dân Xô viết cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của nhân dân VN. Kính cẩn nghiêng mình trước những người bạn đã hy sinh trên đất Việt.
Ngôi nhà đã mục nát cực dộ,thì điều tất yếu là phải khéo léo dỡ nó ra,khéo léo và nhẹ nhàng tối đa có thể, dể không gây cháy, không gây sụp, trong nhà còn toàn bộ gia chủ và của cải-để làm nhà vũng, tiện nghi, đẹp hơn, mới chống được trộm cướp giồng bão
Tôi đồng ý rằng chẳng có ngôi nhà nào tỗn tại vĩnh viễn. Việc thay đổi nhà tùy thuộc vào những người sống trong đó.
Người dân thì nước nào cũng tốt, tùy theo mức độ, tùy theo cách biểu hiện. Người Nga (LX) người TQ, người Mỹ....đều tốt cả. Ta không lấy "chính quyền" của họ để đồng nghĩa với người dân. Vì họ cũng có "ông vua" tốt hay xấu theo từng thời kỳ. Nói căm TQ là căm các ông vua xử ác với VN. Thế còn vì mấy khẩu súng hòn đạn và những thứ khác ông ấy cho để thực hiện âm mưu đen tối (nào đó) mà muôn đời gọi là ông anh 4 tốt thì không phải. Mặc dù vậy những thứ đó là mồ hôi nước mắt của nhân dân TQ,LX ta không quên điều đó. Tự trách "ta" quá u mê ngu dại nên mới đến nỗi này.
ND LX đã giúp ND VN trong suốt cuộc chiến tranh. ND TQ cũng vậy. Sự giúp đỡ đó là vô cùng to lơpns, ko đong đếm hết được. Xương máu ND VN đổ ra lại càng không thể đong đếm. Nhưng có lẽ mục tiêu hướng tới của những hy sinh to lớn đó ko phải là cái bây giờ chúng ta đang có, mà là một xã hội theo đúng khẩu hiệu vẫn thường hô rất to: "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh". Còn bầy giờ ta mới có một bộ phận giàu, nước chưa mạnh, cã hội chưa dân chủ, còn nhiều bất công và chưa văn minh. Mà đã gần 40 năm sau chiến tranh rồi!.
Tôi luôn kính trọng những người dám hy sinh vì nước, và những người dám hy sinh vì bạn bè. Cái đáng xấu hổ, người đáng trách không phải là những người đã nằm dưới ba thước đất, hay những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho đất nước, mà chính là bản thân mình không đủ dũng khí chống nội xâm. Chẳng có thứ dân chủ nào, chẳng có xã hội giàu mạnh nào tự dưng mà có. Và vì nghe lời hứa hẹn đường mật của người dứ củ cà rốt mà "ăn cháo đái bát" với nhưng người hy sinh giúp đỡ chúng ta lại càng tệ hại. Xây nhà mới thì cũng phải tự ta xây, chứ đừng hy vọng ai xây giúp. Chẳng ai muốn mệt mỏi vì hận thù quá khứ, nhưng từ bình thường hóa quan hệ đến đồng minh tin cậy còn xa lắm, mà dẫu có thêm bạn mới thì cũng đừng ngoảnh mặt với bạn cũ từng hy sinh giúp đỡ mình. Nhất là đừng "có mới nới cũ", đừng chạy theo cái lợi mà trở thành kẻ vô ơn bạc nghĩa.
http://youtu.be/SoWe9Ij1ZCs?list=UUsr5hjy7xIdzk292vvPOQMQ. Tổ hợp tên lửa FRK S-75 Russia là một trong yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng B-52, Hà Nội 12 ngày đêm lịch sử, S-75 được điều khiển bởi trí tuệ người Việt nam cùng hệ thống phòng không pháo cao xạ tầm thấp 12,7mm, 37mm, 57mm & tầm cao 100mm đã tạo thành một lưới lửa đan chéo dày đặc & khép góc tọa độ, lời thú của nhiều phi công Mỹ bị bắt " Tôi chưa từng thấy một lưới lửa phòng không nào mạnh như ở đây- miền Bắc Vietnam".."Hệ thống pháo phòng không bắn vào chúng tôi khủng khiếp nhất mà tôi từng thấy ở đây " Hiệp đồng tác chiến giữa MiG-21 & các đơn vị pháo phòng không mặt đất đã đẩy các máy bay của không quân Mỹ ra ngoài các vị trí ném bom ở Hà Nội, bảo vệ vững chắc bầu trời Thủ đô là niềm tin và chiến thắng. Sau 40 năm Các Sĩ quan Xô Viết điều khiển tên lửa S-75 & các Pilot U.S Air Force. Họ nói về hệ thống phòng không Vietnam 1965 - 1972. Với những chiến công, đúc kết cải tiến kinh nghiệm, đau thương mất mát & khâm phục về một cuộc chiến tranh của toàn dân.
Đăng nhận xét