Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Gương mặt "hảo thủ" của BT5 (tiếp): Các tay bút hải ngoại

- Bác Trần Đình Ngân, nguyên giáo viên dạy khỏe HVKTQS (1968-1988). Xuất dương sang sống ở Nga, rồi Đức hơi bị lâu. Nay ở Berlin. Có nhiều bài viết cho VNNet, BT5... Tự: Ngân "xồm", Trần Ngân, TĐN...
- Võ sư Hoàng Quang, tốt nghiệp Tổng hợp HN 1973 (Toán), từng ở Cục Quân lực. Sống ở Đức từ 1987 tới nay (Leipzig). Viết dí dỏm. Có hẳn trường dạy võ Kungfu Nam Hồng Sơn tại Leipzig. Bút danh: Qx, Quang Xèng.


- Kĩ sư Gia Quý - họ Tôn, tốt nghiệp Tên lửa k4 ĐHQS năm 1974; nhưng viết lách hay hơn làm kỹ thuật (mồm miệng đỡ chân tay?). Nay sống ở Leipzig, BRD. Rí rỏm, có nhiều nhìn nhận hay về cuộc sống. Bút ranh: N.TV, Quý "nhẽo".
- CTV tích cực Hồ Bá Đạt (Đạt "bột", Đạt k8...) luôn gửi về những thông tin hay và hấp dẫn, gây ấn tượng cho bạn đọc! Sống tại TPHCM. Từng là lính hải từ 1972, chinh chiến ở miền Bắc, tham gia giải phóng miền Nam, về Ba Son rồi xuống tầu viễn dương. Nay đã lên bờ.

7 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đạt khi trẻ hơi bị đẹp giai. Chắc nhiều em chết mệt.

Nặc danh nói...

Ba ong kia cung giai dep chu bo !

Nặc danh nói...

không nhưng ông hoàng quang trông thế nào ấy bố Ạ sao lại gọi ô ấy là Quang XÈNG hả Bố ?

Nặc danh nói...

Có bài giải thích rồi. Vì mê đánh bi, đánh đáo ngày bé ở ga Hàng Cỏ mà cứ trực ngoài cửa hàng ăn uống cửa ga, thấy bác nào bật nút chai bia là lao vào cướp nút, mang về đập ra, cán xe điện để có đồng xèng. Nên...

Nặc danh nói...

Bên này, nhiều lúc chỉ thèm tiếng leng keng của tầu điện để có thể trở về những kí ức của tuổi thơ...trên phố Trần Hưng Đạo.
Qx.

Nặc danh nói...

Kể cũng lạ, bốn thằng gắn bó với nhau (QX, Qn, Võ Hùng và KQ), thì cả 4 thằng đều ở phố THĐ. Võ Hùng đầu cùng, sau đến Qn (số 10), rồi Qx ( số 90 B3 ) và tận cùng là KQ (số 99 ).
Qx.

TranKienQuoc nói...

Võ nhà ở vườn hoa tam giác Đinh Công Tráng nhưng đúng là đầu Trần Hưng Đạo. Đường này không có tầu điện nhưng phía cuối đâm vào Nam Bộ, có đường tầu điện chạy qua cửa ga Hàng Cỏ. Bố Qx hay từ Nhà đấu xảo (Nhà hát Nhân dân, nay là Cung VHHN) ra "ghếch" chơi, nhặt nắp bia về làm đồng xèng.