Khi Hà Nội tưng bừng lễ hội kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, người dân đã sống những ngày thật sự có ý nghĩa. Họ nhớ đến lịch sử và những năm tháng hào hùng trong niềm kiêu hãnh của người dân thủ đô, của người con đất Việt. Lễ hội đi qua cũng là lúc người ta xem xét những gì còn lấn cấn, vướng mắc khiến lễ hội có những điều không như ý: ngoài chuyện giữ xe “chém đẹp”, chen chúc mất trật tự… thì phải kể đến thái độ phá hoại công sản như bứt phá cây cảnh, vứt rác xuống hồ Gươm. Có bài báo đã phê phán, “Còn đâu nét thanh lịch?”. Vậy là sao?
Nét đứt gãy của truyền thống
Phải chăng đó là sự đổi mới văn hoá diễn ra một cách không bình thường? Giải thích theo những nhà nghiên cứu xã hội học trong tác phẩm Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt nam trong đổi mới và hội nhập do Viện Nghiên cứu Văn hoá thực hiện (Chủ biên: Ngô Đức Thịnh, Nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành năm 2010) thì ở đây đã “…không có sự kế thừa và phát triển, không có tiếp thu và loại bỏ, mà thường là sự đan xen hỗn loạn giữa cái cũ và cái mới…tạo nên sự hụt hẫng trong đời sống văn hoá và hệ quả là đời sống văn hoá của nhân dân bị suy kiệt và trở nên nghèo nàn”.
Trong tinh thần xác định đâu là những giá trị văn hoá truyền thống đích thực cần bảo tồn, làm giàu và phát huy, ngoài việc tìm hiểu những giá trị truyền thống cả về vật chất và tinh thần mà dân ta còn lưu giữ, các tác giả thuộc Viện nghiên cứu văn hoá đã tiến hành một cuộc khảo sát rộng rãi; và kết quả là cung cấp được cho người đọc một bức tranh toàn cảnh khá cụ thể về thực trạng của những giá trị văn hoá.
Những thói tật phản giá trị
Khi khảo sát thực tế trong xã hội, bên cạnh các câu hỏi liên quan đến những giá trị đích thực, các nhà nghiên cứu còn đặt những câu hỏi liên quan đến mặt trái của giá trị, đó là những hiện tượng còn được coi là phi giá trị, những thói hư tật xấu còn tồn tại hay mới phát sinh gần đây. Trong bảng câu hỏi, các tác giả đưa ra 15 yếu tố được ghi nhận là thói hư tật xấu và đề nghị người được phỏng vấn ghi nhận 5 yếu tố nổi bật nhất với 4 lựa chọn về thời gian: a. Từ xưa truyền lại, b. Hiện nay mới có, c. Vừa có từ xưa vừa xuất hiện ngày nay, và d. Thời gian không xác định được.
Danh sách 15 yếu tố phi giá trị được liệt kê ngẫu nhiên gồm: 1. Vụ lợi / hám tiền; 2. Tò mò; 3. Đạo đức hai mặt, giả dối; 4. Chuộng ngoại; 5. Khoa trương; 6. Tự ti; 7. Tham vặt; 8. Thực dụng; 9. Cậy thần thế; 10. Vô kỷ luật; 11. lười biếng; 12. Thích hưởng thụ; 13. Thụ động / ít sáng tạo; 14. Mê tín dị đoan; và 15. Những yếu tố khác.
Theo các tác giả nghiên cứu thì kết quả khảo sát cho thấy có 5 yếu tố được nhận diện là những thói hư tật xấu đáng quan tâm vẫn tồn tại trong xã hội với tỷ lệ ghi nhận được tổng kết như sau:
1. Lối sống vụ lợi / hám tiền 84.4% người trả lời có thói hư này
2. Đạo đức hai mặt, giả dối 61.4%
3. Cậy thần thế 57.6 %
4. Mê tín dị đoan 46.2 %
5. Thích hưởng thụ 37.8%
Những yếu tố kế tiếp cũng được coi là thói hư tật xấu có tỷ lệ ghi nhận lần lượt là: Lười biếng 30.6% ; Chuộng ngoại 30.3%; Thực dụng 29.2%; Vô kỷ luật 28.7%; Tham vặt 20.7%; Tò mò, thóc mách 20%; Khoa trương 19.8%; Tự ti 13.8%; Thụ động 13%; Thói hư khác (cụ thể tham nhũng cửa quyền…) 3.1%.
(Còn tiếp)
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
Điều ngàn năm muốn nói (Bài đăng trên "Văn hóa Phật giáo" - Nguyễn Cẩn)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Bài này thật hay , dân ta ít khi dám nhìn lại mình , thích khen , hay tự khen và tự dối mình xong lại tưởng là thật . Phật là giác ngộ mà trước hết là "ngộ về ngộ"
Dẫn đầu về tụt hậu của nước mình là tụt hậu về đạo đức, đã thế lại còn hay tự khen!
Đăng nhận xét