Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Chuyện Berlin, Chủ nhật 17/6/2012 (Trần Đình Ngân)

Hình 1: Một người cũng là một tiếng nói được tôn trọng
 Hôm nay, Berlin nắng đẹp. Nhiệt đô ngoài trời 21 c°. Điện thoại réo từ sáng sớm. Câu chuyện bóng đá Euro tối qua còn lăn tăn trong đầu. Đội tuyển Nga để thua Hy lạp, Ba lan dừng cuộc chơi làm đám CĐV cá cược vặt kiến chầu bia như Phúc Cóc (Thể Công), Đức Dũng (CAHN), Văn-Hằng… hoảng cho vận xoay của quả bóng tròn. Trung tâm thương mại Đồng Xuân tối qua như ong vỡ tổ vì nhóm cá hòa cho tuyển Nga có anh mất tới hơn hai chục ngàn „Oi“. Tối nay đá với Đan-mạch, Mannschaft Đức cầm chắc xuất đi tiếp nhưng giới „độ“ chưa thấy anh nào mạnh mồm vì lo quả bóng quay ngược! 6 điểm rồi nhưng thua, Đức vẫn có cơ dừng cuộc chơi!




Hình 2: Bận sản xuất, thợ thủ công biểu tình tượng trưng: „Hãysử dụng hàng hóa nội địa chất lượng của chúng tôi“
10h sáng. Trên phố Mollstrasse, các xe chạy xuôi thấy cắm cờ Đen-Vàng-Đỏ của các CĐV bóng đá. Làn đường chạy ngược về Quảng trường Strausberger Platz hàng chục xe cảnh sát không rú còi nhưng ùn ùn dồn về phía đài phun nước…
 Biểu tình. Chẳng có gì bất thường cả. Chuyện cơm bữa của một nước lấy "quyền được nói" của công dân làm nền tảng cho khái niệm Dân chủ. Phóng viện „cắm“ nghiệp dư của  Báo liếp soóc lửng, áo phông Đông xuân VN, máy ảnh cà tàng Sony (giá 3T2 mua tại Thái Hà HN) len lỏi trong đám đông, cười, vẫy tay ra hiệu xin chụp và bấm vài ảnh.

Hình 3: Cảnh sát bảo vệ những người biểu tình
 Biểu tình ở Berlin, chủ nhật nào cũng có. Người Đức hình như không có khái niệm „nhạy cảm“ đối với việc biểu tình, dù đấy là biểu tình chính trị, tụ tập đông đến hàng vạn người. Berlin có hàng trăm quảng trường và đấy là những nơi hay được chọn để biểu tình nhất.
 Cá nhân, tập thể nào cũng có quyền biểu tình miễn là có xin và được phép. Biểu tình diễn ra đúng địa điểm, đúng nội dung và đúng luật. Tùy theo nội dung và dự đoán của nhà cầm quyền mà khi đã cho phép, họ cử lực lượng an ninh, cảnh sát cơ động đến để bảo vệ người biểu tình, ngăn ngừa những sự cố mất trật tự công cộng hoặc những tranh chấp đối kháng.




 Hình 4: Lực lượng cánh tả : SPD (Đảng XH-DC Đức ), D-Línk...

Hình 5: Những người ủng hộ CNXH

Hình 6: Tiếng trống kêu gọi chống phátxit của người nhập cư.

Hình 7: Khẩu hiệu: Không có chỗ cho Nazis!

Hình 9: Đừng nghĩ, cứ đầu trọc, giầy đinh là không chống phát xít!
Họ chiếm 1/3 số người chống Nazis hôm nay.

Hình 10: Bên kia đường là tập hợp các thành viên ủng hộ Phát xit mới.

  Hình 10 : Hàng trăm cảnh sát vũ trang bảo vệ cho người biểu tình.

Bình thản như đi chơi.

                       
                      
                      

Cuộc biểu tình hôm nay mang tính chính trị xã hội rõ rệt. Đảng phục hồi chủ nghĩa phát xit NPD mặc dầu đã bị hiến pháp cấm hoạt động nhưng ngày một lớn mạnh và quá khích. Liên minh các đảng cánh tả như SPD, D-Línk, Đảng-Xanh, có cả hình bóng những thành viên của CNXH…và cộng đồng cương quyết tẩy chay NPD, đả đảo phục hồi phát xít.
Số người tham gia biểu tình lên đến hàng nghìn và mỗi lúc một đông, riêng cảnh sát và đội cơ động có đến 200 người, số xe chuyên dụng xếp dọc hai bên đường tới gần trăm chiếc.
Các chiến sỹ cảnh sát nai nịt, có vũ trang, áo giáp, dùi cui, còng số 8. Họ nghiêm túc nhưng không căng thẳng, không ai có máy ảnh và máy quay phim, không nói chuyên với người của cả hai bên và xem ra họ có trách nhiệm bảo vệ cho tất cả mọi công dân.
 Quảng trường Stausberger nằm trên đại lộ Karl-Marx Allee, đường đôi hai chiều, mỗi chiều 20m, con trạch ngăn hai bên rộng 10 m phủ cỏ (hai mép đường cách nhau 50m, mỗi bên hè phố 5m). Lực lượng biểu tình hai bên đứng riêng ở hai hè đường. Xe cảnh sát in chữ Polizei xếp hàng đứng quay mặt vào cả hai phía.
Từ cả hai bên hè đường, tiếng hô khẩu hiệu chõ sang nhau, những bài hát tập thể, những biểu ngữ, tiếng kèn trống và cao trào là tiếng loa công xuất lớn của cả hai bên phát những bài hát truyền thống, xa xưa. Từ lâu lắm rồi, hôm nay „ phóng viên “ BT5 mới được nghe âm vang hùng tráng của Quốc tế ca từ bên cánh tả khi bài hành khúc thời Quốc xã phía bên kia vọng sang. Khoảng cách 5-60m làm hai bên  nghe rõ được tiếng của nhau nên sự đáp trả qua lại  kịp thời,  không có cảnh ồn ào, kẻ nói không có người nghe.
 Xin giới thiệu một số hính ảnh của cuộc xuống đường ngày 17-06-2012 tại Berlin:


      
                                                                             Berlin 16h ngày 17/6/2012

4 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Bao giờ ở ta được tự do biểu tình như thế? Bao giờ mới có dân chủ thực sự như thế?

Nặc danh nói...

Ngay bây giờ nếu "Đảng" muốn thế !
N.TV

TranKienQuoc nói...

Mãi mà Quốc hội không thông qua được Luật Biểu tình. Ai chặn?

QV nói...

Còn chưa đưa được vào chương trình nghị sự thì nói gì đến chuyện thông qua? Người không muốn có dân chủ thật sự chặn chứ ai.