Bộ tam "xe - pháo - mã" Đỗ Tấn Mỹ, Tô Văn Hoành và Nguyễn Văn Ngọc là bộ ba ra trận vào loại đầu tiên của Trường Trỗi. Từ Quế Lâm, TQ về, 3 bạn được cho đi học nhưng cả 3 kiên quyết xin các chú ra trận và được bổ sung làm lính pháo phòng không của Sư 361 bảo vệ vùng trời HN.
Trận địa hết đóng quân ở bãi giữa, chân cầu Long Biên đến hồ Văn Chương, công viên Thống Nhất... rồi sau đó lại hành quân vào bảo vệ Thành Vinh. Trước khi đi, Ngọc không kịp về thăm mẹ, chỉ nguệch ngoạc vài dòng gửi qua bưu điện. Ai ngờ lần đó Ngọc đi và mãi mãi không về.
Đợt hành quân dài ngày vào phía nam cùng những trận chiến đấu ác liệt nhưng cả 3 vẫn nguyên lành. Còn chục ngày nữa đế quốc Mỹ phải xuống thang, ném bom hạn chế lại là những ngày ác liệt nhất. Chúng tàn bạo sử dụng bom phát. Bom nổ khi chưa rơi xuống mặt đất, cả cánh rừng chịu bom chỉ còn lại gốc và đoạn thân dưới.
Đúng 8g30 ngày 10/10/1968, trong 1 trận tấn công vào trận địa pháo bảo vệ Thành Vinh, Nguyễn Văn Ngọc đang ngồi ghế trắc thủ góc tà đã bị trúng mảnh bom. Khi máy bay vừa rút, Tấn Mỹ chạy đến bên Ngọc thì chẳng còn thấy nửa thân trên. Vừa khóc Tấn Mỹ vừa tạt nước mưa còn đọng ở hố bom rửa xác cho bạn. Nỗi đau ấy ám ảnh mãi mấy chục năm nay... Sau đó ít ngày, Tấn Mỹ và Tô Hoành vốc ít đất ở nấm mồ Ngọc, mang về cho mẹ...
Chiều nay anh điện thoại báo tin: "Tao đã đặt vé bay ra Vinh ngày 8/10 tới. Ra trước 2 ngày, thăm thú lại chiến trường xưa. Mày nhắn thằng Quốc Sủng, quãng 11g đón tao ở sân bay Vinh. Đúng 8g30 sáng 10/10, ngày thằng Ngọc hy sinh, tao sẽ thắp hương cho nó, tại đúng chỗ nó ra đi...".
Thông lệ năm nào cũng vậy, giờ này, ngày này Mỹ có nải chuối, thẻ hương nhớ bạn. Còn năm nay anh về lại trận địa cũ.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
9 nhận xét:
Người ta giỗ vào ngày ta, còn Mỹ nhớ bạn đúng ngày tây cho dễ nhớ.
Đúng một tháng nữa là ngày Ngọc hy sinh.
Hỏi KQ: sao lần trước Q nói Ngọc ở K4 ? Phải là k5 mới đúng chứ ?
Vì ngày ở Suối Chì, đại từ, bộ ba"Mỹ, Ngọc, Trí" cùng về trung đội tôi mà.
Ngọc lúc đầu ở K4, Trại Cau, nên có tên là "tốt" vì con chó của ông thợ cắt tóc có tên vậy. Hết năm 1965-66, Ngọc đúp xuống K5 và về Suối Chì với anh em ta.
Từ QL, lúc ở Y Trung, Ngọc về nước cùng Mỹ, Hoành (Hoành cũng đúp từ K3 xuống).
"Đau đáu một nỗi niềm" - một nỗi đau khôn nguôi!
Tôi nhớ một lần, khoảng hơn chục năm trước, ở nhà tôi, (hình như thày trò tụ tập đón anh Chi Phan), Tấn Mỹ đã kể chuyện bạn hy sinh thế nào tại trận địa cao xạ bảo vệ thành Vinh. Bữa đó, kể được nửa chừng thì Mỹ khóc, khóc rất to, vừa khóc vừa nấc, như thể Ngọc vừa đổ xuống ngay trước mắt vậy, khiến cho bà vợ tôi cũng nước mắt dàn dụa, còn mấy đứa con thì tròn xoe mắt. Thày Phan và tôi vừa lau nước mắt vừa ráng vỗ về cậu học trò đã ở tuổi "biết mệnh trời".
Vậy mà hôm nay đọc "Đau đáu một nỗi nềm" vẫn trào lên một nỗi đau mất mát! Bởi 400 chữ như 400 viên thuốc "đặc biệt", hồi sinh lại trong tôi những hình ảnh đầy máu và nước mắt ở chiến trường năm xưa. Vết thương chiến tranh không bao giờ thành sẹo, cứ đụng vào là ứa máu!
Cầu cho chiến tranh vĩnh viễn không bao giờ trở lại trên đất nước có quá nhiều đau thương mất mát này!
Phạm Đình Trọng.
Vài suy nghĩ nhỏ
nhân đọc cuốn “Quyền sư” của tác giả Trần Việt Trung
Trước lễ Vu Lan khoảng một tuần, nhà nhà đang rục rịch chuẩn bị cho ngày lê quan trọng trong năm, cũng là lúc Nhà xuất bản Trẻ cho ra mắt cuốn “Quyền Sư” của tác giả Trần Việt Trung. Có thể coi đây là cuốn tự truyện hiếm hoi, một món quà tinh thần quý giá cho những đọc giả trọng đạo thầy nghĩa trò, say mê thể loại võ thuật, một thể loại rất gần với điện ảnh, vì ngoài nội dung tư tưởng còn phải có cả hình lẫn tiếng.
Mạch kể khi thủ thỉ như trải lòng tâm tư cùng bạn bè, người thân bên tách trà ly rượu, lúc như trao đổi chân tình về những “Quyền sư” đã khuất mà tác giả đến nay vẫn hết lòng nguỡng mộ, thành kính. Bóng hình người đã khuất trong xa thẳm, nét đẹp thanh lich của cảnh vật lẫn con người Hà nội xưa tưởng đã nhạt phai, bỗng chợt dần hiện về rõ nét qua từng trang viết của tâc giả. Đọc những trang viết thấm đẫm tình người, tình thầy trò, tinh thần thượng vó, y đức, đọc gia không khỏi có những phút băn khoăn, nao lòng, nuối tiếc khi liên tưởng tới những giá trị giáo dục, văn hoá, đạo đức hiện tại.
Hoang Mac
Phần đầu cuốn sách, dựa trên những thu lượm qua lời kể của cố danh sư Ngô Sỹ Quý, tác giả dành những trang viết về cụ Nguyễn Tế Công, người được coi là sư tổ một phái võ tại Viẹt Nam. Cụ là tấm gương sáng về đạo làm thầy, làm người cho lớp học trò ít ỏi, hiếm hoi, được cụ trực tiếp chọn lọc và dạy dỗ theo hoàn cảnh và năng khiếu của từng nguời.
Ở đời, ai tu luyện tới mức được 5 cái biết: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến thì đã đạt đến cảnh giới cao nhất, vượt qua những thử thách cam go nhất, tu đã đắc đạo. Qua những mẩu chuyện về cụ Tế Công người đọc chợt nhận ra cụ đã đắc đạo. Cái hay nhất ở cụ Tế Công mà đọc giả dễ nhận ra đó là học đi với hành, võ đi liền đức, dạy theo năng lực, tính cách của từng trò hay nói khác đi là nhân sự có sàng lọc theo tiêu chuẩn: tính-tình-tài-thời.
Phần hai của cuốn sách có phần sinh động hơn, tác giả dành cho cụ Ngô Sỹ Quý, thày dạy trực tiếp mình. Cụ Quý là nguời Hà Nội gốc, sinh trưởng trong một gia đình thượng lưu của Hà Thành xưa. Thiếu thời, cụ Quý chơi vĩ cầm trong ban nhạc nhà thờ, vì vậy mới có dưyên gặp gỡ một thiếu niên đồng lưa khác, cùng sở thích âm nhạc là Cam Túc Cường, một người Hoa sống trên phố Hàng Buồm. Tình bạn Cường – Quý thắm thiết hơn khi Cường rủ Quý cùng học võ với sư phụ Tế Công của Cường. Cụ Tế Công vốn là quản gia kiêm gia sư của gia đình họ Cam. Dẫu trò cưng giới thiệu bạn, dẫu mến mộ tài năng âm nhạc của người được giới thiệu, cụ Tế Công vẫn quan sát và kiểm tra năng lực của nguời muốn học, rồi lặng lẽ nhắn qua Cường là Quý học được đấy. Rồi từ đó, nghiệp võ của cụ Quý bắt đầu theo cụ suốt quãng đời còn lại
Nếu khúc nhạc phổ ‘tiếu ngạo giang hồ’ đắm say lòng người là một sản phẩm của đôi bạn tri kỷ bị người đời coi là một chính một tà, thì những bản thánh ca nơi giáo đường, những tuyệt chiêu võ học đã kết nối thiếu niên hai họ Ngô-Cam, một Việt một Hoa thành đôi bạn thân từ thửa thtếu thời đến tận năm 1946 khi toàn quốc kháng chiến và cụ Quý rời Hà Nội ra nhập Việt Minh bởi lòng yêu nước.
Trong truyện, tác giả không quên viết về mối tình đầu rất dẹp, rất Hà Nội của cụ Quý. Hình như nam thanh nữ tú thủa xưa yêu khác bây giờ. Ho rung đông hơn, thuần khiết hơn, bẽn lẽn hơn và có giáo dục hơn.
Cả cuộc đời theo cách mạng của cụ Quý gắn liền với ngành giáo dục. Sau nhiều năm làm giáo viên cụ về công tác tại Vụ giáo dục-đào tạo -Bộ giáo dục, cho đến khi nghỉ hưu.
Phần đáng suy ngẫm nhất của cuốn sách lại chính là những đúc kết của cụ Quý về giáo dục. Cụ nói:
-Không phải bắt người ta tự giác mà làm cho người ta hiểu đâu là phải đâu là trái. Đâu là đúng đâu là sai.
-Nếu được giáo dục đúng sẽ có nhận thức đúng. Nhận thức về xã hội của mình, về gia đình, về bản thân mình. Cái đúng cái sai của từng phạm vi này phải rõ ràng, không bị lẫn lộn, không bị mê hoặc, đừng để cái nguỵ biện nó rũ rối. Người ta nói dối nhiều quá, thế mà vẫn tưởng là đúng. Khi hiểu thì sẽ sống văn minh trong xã hội, trong gia đình: đó là ứng xử
Hoang Mac
-Làm tướng, làm thủ lĩnh, làm người dẫn dắt thì phải vững vàng trong quan điểm nhận thức, còn không nắm cái này thì chỉ là tay sai nô lệ thôi !
-Con người phải hiểu thế giới mình đang sống đầy rẫy cái nguy hiểm đe doạ, nếu hiểu được thì sẽ lựa chọn được cách tồn tại.
-Tự nhiên, tự do không có hướng dẫn thì làm sao mà hiểu được? Cho nên phải học hành, phải có thầy, phải được chỉ bảo dẫn dắt, phải giác ngộ. Người thầy chỉ cho anh cái yêu cầu, cái đích và cách đi thẳng. người ta sẽ tránh đi đường vòng.
-Xây dựng con người thì nhớ: Đào tạo toàn diện, phải kế thừa cái cũ mới phát huy được cái mới, mang lại sự hiểu biết chắc chắn và đúng. Có như vậy người ta mới dám tự quyết và không ỷ lại. Ngày xưa người ta cũng giáo dục toàn diện chứ: Tu thân-Tề gia-Trị quốc-Bình thiên hạ. Phải kế thừa tư tưởng đó để vận dụng vào thời đại mới, rõ ràng là người xưa cũng đi theo trình tự, từ cụ thể đến trìu tượng
-Chúng ta cũng có rất nhiều cái quý, nếu không đánh giá được, đánh giá đúng nó sẽ mất dần đi, Đừng để sau đây 30-40 năm nữa, người nước ngoài vào dạy lại cho người Việt Nam chúng ta những kiến thức của cha ông chúng ta !.
Cụ còn dạy nhiều điều tâm huyết tích cóp trong những năm công tác tại Bộ giáo dục. Tất cả đều chí lý.
Khi chân dung quyền sư đời thứ nhất và đời thứ hai hoàn thiện, đọc giả chắc chắn sẽ thấy quyền sư thế hệ thứ ba xuất hiện…
Qua ba đời quyền sư độc giả nhận thâý rằng: Hàng vạn năm nay kể từ khi loài người xuất hiện, khi sinh ra con người luôn phải đấu tranh với thú dữ, thiên nhiên, bệnh tật và giặc ngoại xâm trong vòng đời sinh-tử. Con người có trí tuệ hơn hẳn những động vật có vú bậc cao khác được tạo hoá ban tặng cuộc sống, luôn quan sát, thu lượm, chọn lọc, đúc kết những kỹ năng sống hay nói khác đi là kỹ năng thoát hiểm, thoát chết. Võ học và y học đã ra đời như vây và nó được hoàn thiện dần, rồi được lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hế khác. Cho tới nay những thành tựu vĩ đại nhất mà con người đạt được chỉ gói gọn trong hai lĩnh vực: quân sự và y học. Ngày nay, vấn đề đang được quan tâm nhất là y đức và võ đức. Vì chữ đức bị hiểu sai bị định nghĩa và sử sụng sai sẽ báo hại con người. Vai trò giáo dục ở đây vì vậy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Vọng đạo-Mộ đạo-Tầm sư học đạo-Hành đạo-Đắc đạo là quá trình kế tục hay nói khác đi có cái trước mới có cái sau, cái trước muốn có cái sau phải hoàn thiện mình, rất biện chứng và lô-gích. Muốn cho quá trình đó vận hành suôn sẻ lại cần đến chữ đức
Làm sao để chữ đức không làm mất đi ý nghĩa ban đầu của y và võ là cứu mình, cứu người, mang lại sự an bình cho cuộc sống của con người, vốn dĩ rất mong manh giữa trời đât bao la, an nguy khó lường trong vòng đời sinh- tử.
Chữ đức lại do người thầy, người dẫn dắt quyết định, nhân sự và giáo dục là then chốt. Không phải là nước ta không có người tốt, người tài, thời nào cũng có nhưng trải qua hàng chục năm Việt nam đã chọn lãnh đạo theo lý lịch, theo cơ cấu vì vậy ta không có cú hích nào về con người , không có những con người tạo ra thời thế, thời đại đưa đất nước này đi lên, sai thì đổ lỗi cho lãnh đạo tập thề, tốt thì vơ vào cho cá nhân, người tài giỏi phải có tố chất chứ không thể chỉ đào tạo mà có được. Nhưng ở ta tố chất đã bị chôn vùi từ cơ cấu. Trải qua hàng mấy chục năm nước ta không thể xuất hiện được những con người vĩ đại như thế hệ trước cách mạng đó là một dấu hỏi lớn cho các nhà hoạch định chính sách những người lãnh đạo đất nước và cho tất cả người việt chúng ta.
Bỗng dưng đọc giả như nghe thấy vọng lên từ đâu đó câu thơ của Tô Đông Pha mà tác giả đề tựa trang đầu:
Nhạn bay đến đầm lạnh, nhạn bay đi đầm không lưu lại ảnh
Gió lay thân trúc, gió tắt trúc không còn âm thanh…
Có những cái người ta lầm tưởng là có, nhưng thực ra là không hoặc chỉ là cái tạm thời, có những cái tưởng không có nhưng thực ra là đang tồn tại chẳng qua người ta không nhận ra nó mà thôi.
Đoạn kết đọc giả lại như thấy tiếng vĩ cầm của cụ Quý khi réo rắt vút cao khi trầm lắng sâu thẩm đời nguời, trên đôi cách hạc lướt nhẹ qua những đám mây hồng nơi chốn bồng lai ở một phương trời nào đó xa khuất lắm. Kề bên là cụ Tế Công và có lẽ cả Cam Túc Cường nũa. Đôi bạn thửa niên thiếu lại cùng tấu lên khúc cầm tiêu say đắm “tiếu ngạo giang hồ” và cả những bài thánh ca một thủa ở giáo đường Hà Thành.
Một cuốn sách quá hay khép lại, lòng đọc gia còn bâng khuâng…
Tháng 8.2013
Hoàng Mạc
Đăng nhận xét