Hai tuần lễ sau cùng của Tháng 5, Nhật Ký Biển Đông
ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
...
Nhận Định:
Trong lúc trận chiến giằng co ngày
đêm trên địa bàn giàn khoan Haiyang 981 với thiệt hại nặng nề cho lực lượng Cảnh Sát Biển và Kiểm Ngư, kể cả ngư dân Việt Nam vẫn tiếp diễn (30 tàu bị đâm húc)
thì trận chiến ngọai giao, tranh thủ công luận và chuẩn bị pháp lý cũng rất căng thẳng. Tin tức về những cọ sát ở giàn khoan và nhất là lời tuyên bố của Ô. Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới về Đông Á, gặp gỡ tổng thống Phi Luật Tân được loan tải dường như muốn lấn át cả những tin tức nóng bỏng về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Chưa bao giờ số lượng học giả, nhà bình luận, nghiêu cứu trên khắp thế giới lại đưa ra giả thuyết, lời bình, phỏng đoán về cuộc khủng hoảng Biển Đông nhiều đến như vậy. Trong mặt trận ngọai giao, Nhật Bản là nước hỗ trợ Việt Nam mạnh mẽ nhất. Quốc Hội Hoa Kỳ rất nhiệt tình. Còn
hành pháp Hoa Kỳ tức Ô. Obama vẫn còn e dè, diễn văn thì quá nhiều văn chương, bóng bẩy. Nếu nổ ra chiến tranh, chắc chắn Nhật Bản sẽ đứng bên cạnh Việt Nam trong học thuyết “Phòng Thủ Tập Thể” qua việc làm và lời tuyên bố của Ô. Abe tại Đối Thọai Shangri-La ngày 30/5/2014.
Ba trận chiến này đang
tạo áp lực nặng nề lên Bắc Kinh. Do
thất thế về căn bản pháp lý và công luận, Hoa Lục bắt đầu mất bình tĩnh, hành
xử man rợ và bộ ngọai giao nói năng thô lỗ không xứng với tư cách của một đại
cường. Đây là khúc quanh nguy hiểm không phải chỉ liên quan đến vận mệnh Việt
Nam mà cả vận mệnh của Trung Quốc. Khi Việt Nam còn
do dự thì trận chiến âm ỉ. Khi Việt Nam “chấp nhận thương đau” và” Vàng quý nhưng không quý bằng chủ quyền quốc gia” thì trận chiến nổ lớn. Theo các nhà nghiên cứu, Hoa
Lục đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi dồn Việt Nam vào chân tường.
Nếu Việt Nam không thể sống chung với Trung Quốc thì không một ai trên thế giới
này có thể sống chung với Trung Quốc. Dù Việt Nam có tan nát vì chiến tranh
nhưng thế giới sẽ mau chóng giúp Việt Nam khôi phục. Nhưng Hoa Lục sẽ phá sản
hoàn toàn trên các lãnh vực ngọai giao, uy tín và thương mại…trên quy mô toàn
cầu. Thế giới sẽ nhìn Hoa Lục như một tái sinh của Hitler và Quân Phiệt Nhật và đẩy Hoa Lục vào chu
kỳ khủng hoảng. Lúc đó một liên minh
quân sự rộng lớn bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Singapore, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai sẽ không còn úp mở mà công khai ra mặt đối đầu với Trung Quốc. Ngày 24/5/2014 BBC tiếng Việt đã đăng
bài bình luận của Giáo Sư Francois Huchet thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Ngôn Ngữ và Văn Hóa Phương Đông của Pháp tại Paris (INALCO): “Trung Quốc cần thận
trọng nếu không muốn mắc sai lầm chiến lược khi làm cho Việt Nam và nhiều nước
láng giềng nổi giận vì những hành động khiêu khích và thách thức chủ quyền…tính
toán của ê kíp lãnh đạo do ông Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới một
sai lầm lớn. Sau một loạt các diễn biến, tôi cho rằng Trung Quốc đã đang nhận thấy một tình thế nguy hiểm, bên bờ xảy ra, khi một loạt quốc gia xung quanh Trung Quốc từ Nhật Bản tới Việt Nam, hay
Philippines và Hàn Quốc thảo luận với nhau và đều nổi giận với Trung Quốc. ”Reuters ngày hôm nay 31/5/2014 trích dẫn Tân Hoa Xã
nói rằng trong dịp gặp gỡ Thủ Tướng Mã Lai
Najib Razak đang thăm viếng nước này, Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên
bố, “Chúng tôi
sẽ không bao giờ khuấy động rắc rối, nhưng sẽ phản ứng một cách cần thiết đối với sự khiêu khích
của quốc gia nào
đó”. Hiện nay cả thế giới đều nói Trung Quốc đang khiêu khích Nhật Bản, Phi Luật Tân và Việt Nam. Nhưng báo chí Trung Quốc lại nói chính
Nhật Bản, Phi Luật Tân và Việt Nam khiêu
khích Trung Quốc cho nên Trung Quốc buộc lòng phải “phản ứng một cách cần thiết”. Vậy thì lời tuyên bố của Ô. Tập Cận Bình chẳng có ý nghĩa gì cả.
Lịch sử cổ đại Trung Hoa
đã từng sản sinh ra
những nhân vật vĩ đại về tư tưởng, triết học, ngọai giao và
an bang tế thế. Nhưng lịch sử cận đại Trung Hoa lại toàn sản sinh ra những nhân vật lãnh đạo ngu xuẩn và hung ác. Xã hội cũng như con người Trung Hoa
cả trăm năm
qua không phải mẫu mực, tốt lành để thế giới kinh trọng, học hỏi. Nhưng không hiểu bằt nguồn từ đâu các nhà cai trị Trung Hoa luôn luôn coi mình là “cái rốn của vũ trụ”. Có thể tư tưởng ngạo mạn này phát
xuất từ ý niệm “Con Trời” của thời phong kiến. Trong thế giới tự do cạnh tranh
ngày hôm nay không ai bài bác hay ghen tỵ chuyện Trung Quốc trở thành siêu
cường hoặc tranh
ngôi bá chủ thế giới với Hoa Kỳ. Nhưng sự “trỗi dậy để trở thành siêu cường” phải làm
trong hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và trong tinh thần trách nhiệm.
Tràch nhiệm có nghĩa là phải gìn giữ hòa bình và không gây bất ổn cho thế giới. Vạch một “Đường Lưỡi Bò” bao gồm 90% biển đảo của các nước lân bang nói rằng có từ đời Hán, rồi ban hành lệnh cấm đánh cá, đem tàu ngư chính, tàu hải giám và hằng trăm tàu dánh cá tới để vơ vét tài nguyên và chiếm đóng biển đảo, biến các bãi đá ngầm thành phi đạo, ngang nhiên thiết lập thành phố để quản trị hành chính các vùng biển đảo vừa cưỡng chiếm, cho đấu thầu khai thác tài nguyên trên các vùng thuộc thềm lục địa của các quốc gia khác. Và mới đây nhất cho giàn khoan khổng lồ tới khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với sự bảo vệ của chiến hạm, trực thăng và tàu vét mìn. Tất
cả hành động trên không thề gọi là “hòa bình” mà là hành vi “cướp biển trên quy
mô quốc gia” theo như nhận định của học giả Carl Thayer.
Vì quá nóng vội và tham vọng, cộng thêm với sự o ép của giới quân phiệt hiếu chiến, Hoa Lục đang lao
vào cuộc phiêu lưu cực kỳ nguy hiểm cho Đông Nam Á và Á Châu. Không phải hiện nay Trung
Hoa không có “hiền tài”. Nhưng “hiền
tài” không được các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc lắng nghe,
chẳng hạn như học giả Lý Lệnh Hoa đã từng nói Trung Quốc chẳng có cơ sở pháp lý
nào về Đường Lưỡi Bò. Nếu thực thi Đường Lưỡi Bò tức đẩy cả dân tộc Trung Hoa
vào cuộc phiêu lưu không lối thóat. Khi trí thức (lương tri con người) bị gạt
bỏ thì thế nào đất nước cũng xụp đổ cho dù có mạnh như Quốc Xã Đức, Quân Phiệt
Nhật, Tần Thủy Hoàng, hay Mông Cổ đi nữa.
Lắng nghe tiếng nói của người dân để lấy “thế nước”. Lắng nghe ý kiến các bậc sĩ phu để hình thành
“sách lược”. Dân là thế mạnh của nước, nhưng đánh thắng họăc giữ yên bờ cõi là trí tuệ
của sĩ phu. Quần chúng cuồng nhiệt xuống đường biểu tình nhưng sau đó lại về nhà lao vào
cuộc sống áo cơm và không có
sách lược. Đất nước mà còn có sĩ phu thì đất nước tồn tại, dù giang sơn có nguy biến như thế nào đi nữa. Sĩ phu
ở đây là các bậc trí thức, các nhà quân sự, ngọai giao có khả năng hình thành
sách lược như Lý Thường Kiệt, Thái Sư TrầnThủ Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn, Nguyễn Trãi chứ không phải trí
thức (vong nô, tay sai, bán nước) bàn
tán vu vơ. Đây là thuật trị nước “Non sông muôn thuở vững âu vàng” của các bậc minh quân Đại Việt. Đó là lý do tại sao một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam
vẫn tồn tại sau bao nhiêu giông bão của lịch sử và ngửng cao đầu với thế giới.
Trung Quốc muốn trở thành siêu cường nhưng phải biết lãnh đạo một siêu cường không dễ. Phạm sai lầm bình thường thì còn sửa chữa được. Nhưng nếu
phạm phải sai lầm chiến lược thì tiêu vong. Sai
lầm chiến lược của Trung Quốc ở đây là đòi khống chế một vùng biển - không phải
là vùng biển hoang - mà là “nồi cơm hũ gạo
của thế giới” bằng
cách chiếm đọat biển đảo của các nước nhỏ, khiến
các đại cường liên minh lại để “thế thiên hành đạo” tru diệt mình. Sự
thất bại đưa tới xụp đổ của Trung Quốc nếu xảy ra theo như tiên đoán thì cũng
chỉ là “Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên giả vong”.
Thiên ở đây là lòng người. Khi mà
toàn bộ Đông Nam Á, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Châu nhìn Hoa Lục như một đe
dọa an ninh của họ thì “lòng người không còn tựa Hoa Lục nữa rồi”.
Khi “lòng người” đã không còn thì thế ngọai giao xụp đổ. Đó là lúc Hoa Lục
dù mạnh gấp ba lần bây giờ cũng sẽ bại vong.
Đào Văn Bình
4 nhận xét:
Quan trọng là Đảng và Dân phải có sự đồng thuận mới tạo nên được sức mạnh trong cuộc chiến đấu này. Hiện nay chưa thấy Đảng có ý kiến gì, chưa thấy vai trò lãnh đạo của Đảng ở đâu. Ngôn từ của BT QP ở Singapo thì như là van xin. Mình chưa quyết đấu thì người ngoài cũng khó giúp. Sa o lại là "đề nghị " TQ r ut GK, phải là "Yêu cầu" chứ?! Lại còn "Đây là vấn đề song phương", "Anh em còn có lúc xô xát"....Sao lại thế nhỉ?
Cuộc chiến nào cũng cần lòng dũng cảm và trí thông minh. So sánh hình ảnh bà Bình ở Pari với PQT ở Shangri-La thấy khác xa. Dẫu có bao nhiêu phép thần thông, bao nhiêu bảo bối mà vẫn vướng vòng kim cô thì cũng chẳng làm gì được, muốn há được miệng phải gỡ được cái quai ra. Coi thù là bạn thì làm sao dám hy sinh chiến đấu dù trên mặt trận nào, giỏi lắm cũng chỉ là "mặc cả" kiếm chút lợi riêng cho mình.
Dù lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Chớ dại chi làm người lính đi đầu
Bốn cuộc chiến tranh,máu đã biển xương đã núi
Miễn giữ được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải. Miễn thoát trung cho được để rộng đường phát triển. Dân tộc ta đã quá nhiều mất mát, quá nhiều đau đớn để tính đến chiến tranh!Hãy học người Miến,người Thái là hay nhất, tốt nhất (ta đang tụt hậu kinh tế 96 năm so với thái đấy) cần quái gì ba cái hão danh"lương tâm thời đại""người lính đi đầu""sứ mệnh lịch sử" tào lao ấy
Không có ai đi đầu đồng nghĩa không có ai đi, vì chẳng ai dám bước lên thì làm sao chuyển động.
Đăng nhận xét