Sáng qua ra sân bay quốc tế Newark (1 trong 5 sân bay quanh NY) để bay về VN. Lộ trình: Newark - Chicago - Hongkong - HCMC. Đêm 1/9 là tới nhà.
Đến sân bay, vợ chồng Rich Hoàn đưa tới cửa quốc tế (vì sân bay có tới 3 khối chính, với nhiều terminal, mỗi terminal có hàng chục cửa ra). Nhà Công Vượng và Trung Minh ra sân bay nội địa. Ở Mỹ không có thủ tục xuất cảnh (chả phải đóng dấu Immigration), chỉ đưa hộ chiếu cho nhân viên hàng không, scan qua máy là xong. Tự khai báo hành lí qua máy tự động, cân kẹo. Mỗi người mang mấy valy cũng được nhưng không quá 50 pao (cỡ 22kg), quá là đóng cước. Vì mang hộ chú em nên phải đóng 400$, may mà sàng sê qua valy khác, chỉ còn quá 24 pao và chỉ bị đóng 100$. Lại tốn "học phí" bổ ích(!).
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
Chuyến viếng thăm Chicago ngoài chương trình
Cô lái đò và sư thầy (Huỳnh Văn Úc)
- Ngày xửa ngày xưa có một sư thầy…
- Hẳn khoan kể tiếp. Anh hãy giải thích cho tôi nghe đi tu
bao lâu thì lên cấp sư thầy?
- Người xuất gia vào chùa đi tu khoảng hai năm được thọ giới
Sa Di thì thiên hạ gọi là sư bác. Hai năm sau khi thọ giới Sa Di nếu khéo tu có
thể thọ giới Tỳ Kheo, được xưng hô là Đại Đức, hay sư thầy.
- Sư thầy trong câu chuyện của anh bao nhiêu tuổi, tướng mạo
thế nào?
- Sư thầy tuổi tam thập nhi lập, xuất gia đã được mười năm.
Mấy lần Giáo hội xem xét để tấn phong Thượng tọa nhưng sư thầy chưa rũ sạch hẳn
bụi trần nên xét đi xét lại mà vẫn chưa được. Thầy dong dỏng cao trong bộ quần
áo nâu, da trắng, mắt sáng, mũi cao, môi hồng, dáng đi nhanh nhẹn, lời ăn tiếng
nói dễ nghe, nhất là khi sư thầy giảng về Phật pháp.
- Tại sao anh đặt tên truyện là “Cô lái đò và sư thầy”?
Cuộc di cư lớn nhất của cá hồi đỏ trong 100 năm (ST: ĐB)
Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây.
Dự kiến, khoảng từ 6-8 triệu con cá hồi đỏ sẽ di cư tới sông Adams thuộc khu vực Shuswap của tỉnh British Columbia trong năm nay và đây được xem là cuộc di cư lớn nhất của cá hồi đỏ kể từ năm 1913.
Cá hồi đỏ là một trong các loại cá sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt. Cá hồi đỏ thường đẻ trứng trong vùng nước nông trên sông Adams vào tháng 10 hàng năm. Sau khi phát triển trong vùng nước ngọt khoảng 1 năm, những con cá nhỏ nở ra từ trứng sẽ di cư ra biển và sống ở đó khoảng 3 năm rồi quay trở lại chính nơi chúng được sinh ra.
Trứng kị với những gì??? (ST: KC)
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Ghi chép trong chuyến đi
Ra đường dễ dàng nhận thấy, dường như 100% dân Mỹ trên tay cầm iPhone 5 - loại hiện đại nhất. Gọi điện thoại, truy cập internet, nhắn tin, chụp ảnh, quay phim... toàn bằng iPhone 5. Dân Mỹ giàu thật. (Ở Mỹ mua iPhone 4 chỉ 99$ nhưng phải dùng dịch vụ của TNT... trong vòng 2 năm. Định mua về dùng nhưng dính tới việc phải kí hợp đồng divu nên đành chịu).
Trên tay dân Mỹ lúc nào cũng thấy cầm cốc cà phê, hay nhồm nhoàm thức ăn nhanh. Vào restaurant thì thấy ai cũng chén miếng thịt to bằng cả bàn tay. Dân Mỹ ăn uống khỏe thật.
Xe cộ nhiều, chạy ầm ầm trên express-way, high-way, trong các TP, thị trấn suốt ngày đêm. Một ngày tiêu tốn không biết bao nhiêu xăng dầu mà kể. Nước Mỹ giàu thật.
Trú mấy ngày ở KS Crowne Plaza, ngay trung tâm quận Manhattan, chốc chốc lại thấy xe cứu hỏa và cứu thương rú còi. Công tác cứu hộ, cứu nạn của NY là quên đi!
Hầu hết người Mỹ ai cũng cởi mở, niềm nở, nhiệt tình nhưng sống hết sức nguyên tắc, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Cứ nhìn người ta lái xe trên đường thì biết. Người Mỹ được giáo dục tốt thật.
...
Trên tay dân Mỹ lúc nào cũng thấy cầm cốc cà phê, hay nhồm nhoàm thức ăn nhanh. Vào restaurant thì thấy ai cũng chén miếng thịt to bằng cả bàn tay. Dân Mỹ ăn uống khỏe thật.
Xe cộ nhiều, chạy ầm ầm trên express-way, high-way, trong các TP, thị trấn suốt ngày đêm. Một ngày tiêu tốn không biết bao nhiêu xăng dầu mà kể. Nước Mỹ giàu thật.
Trú mấy ngày ở KS Crowne Plaza, ngay trung tâm quận Manhattan, chốc chốc lại thấy xe cứu hỏa và cứu thương rú còi. Công tác cứu hộ, cứu nạn của NY là quên đi!
Hầu hết người Mỹ ai cũng cởi mở, niềm nở, nhiệt tình nhưng sống hết sức nguyên tắc, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Cứ nhìn người ta lái xe trên đường thì biết. Người Mỹ được giáo dục tốt thật.
...
Tượng Nữ thần Tự do của nước Mỹ tự do
Trực thăng tuần tiễu. |
Trung tâm Tài chính NY. |
Hai anh em nhà 99. |
Có đám mây bay ngang Tháp số 1. |
Tác giả trước tượng Nũ thần Tự do. |
Biểu tượng của nước Mỹ. |
Cáo lỗi!
Đi, quay và chụp rất nhiều clip, rất nhiều ảnh. Song không có thời gian xử lí, chỉ post ảnh tiêu biểu. Mong cả nhà thông cảm!
KQ
KQ
Ground Zero và Tháp đôi bị đánh sập ngày 11/9/2001
Đã 12 năm từ ngày Tháp đôi tại Trung tâm Tài chính NY bị 2 chiếc Boeing lao vào, đoàn chúng tôi đi theo tour Grey line (tên tour) thăm TP, đã ghé thăm công trường xây dựng Trung tâm Thương mại thế giới. Tháp số 1 đã hoàn thành; còn 5 tháp và phải 20 năm nữa mới hoàn thành. Chi phí mỗi cao ốc dăm tỷ và tổng chi phí hết hàng chục tỷ đô. Mẹ, đúng là người Mỹ, cái gì cũng to, cái gì cũng hoành tráng!
Công trường đang ầm ầm xây dựng. Tiếng va chạm của sắt thép, tiếng rú rít của cần cẩu. Cạnh đó là con đường xe cộ tấp nập qua lại được các nhân viên bảo vệ điều phối. Dân chúng đi qua cũng theo sự hướng dẫn của họ. Thỉnh thoảng thấy xe cứu hỏa rú còi...
Ngay cạnh Ground Zero là nhà thờ và nghĩa trang cổ. Vì thời gian của tour hạn chế nên không được vào thăm bên trong. Khi vòng ra phía sau thấy vẫn có du khách vào thăm.
Công trường xây dựng. |
Tháp số 1. |
Đoàn du lịch. |
Nghĩa trang cổ. |
Nhà thờ cổ. |
Trung tâm thương mại thế giới tương lai. |
Công trường đang ầm ầm xây dựng. Tiếng va chạm của sắt thép, tiếng rú rít của cần cẩu. Cạnh đó là con đường xe cộ tấp nập qua lại được các nhân viên bảo vệ điều phối. Dân chúng đi qua cũng theo sự hướng dẫn của họ. Thỉnh thoảng thấy xe cứu hỏa rú còi...
Ngay cạnh Ground Zero là nhà thờ và nghĩa trang cổ. Vì thời gian của tour hạn chế nên không được vào thăm bên trong. Khi vòng ra phía sau thấy vẫn có du khách vào thăm.
Đi làm ở Mỹ
Theo Rich, ở Mỹ không có luật nghỉ hưu cho người lao động. Ai còn sức, còn làm được đến bao nhiêu tuổi thì làm, không hạn chế, miễn là anh còn làm việc có hiệu quả. Chả thế thấy ở các nhà ga, bến tầu, nhà hàng... những người già vẫn làm việc cần mẫn, dù họ đi đứng khó khăn, chậm chạp.
Người Mỹ làm việc 1 cách nhiệt tình, tự giác. Trừ công chức nhà nước, hay cảnh sát... còn tất cả nhân viên là các dịch vụ khác sau khi làm xong sẵn sàng chờ tiền bo (tip). Hôm qua sau khi đi tầu trên sông ngắm toàn cảnh NY với trung tâm tài chính và Ground Zero (khu tháp đôi bị khủng bố ngày 11/9/2001), ngắm quận Brooklyn, tượng Nữ thần Tự do (Statue of Liberty)... lúc trả khách tại bến, tay hướng dẫn viên - nói choanh choách suốt dọc đường - không quên ôm bình nhựa trong, ra đứng cửa, chờ khách thả tiền bo vào. Ai cho thì cảm ơn, ai không cho cũng không cự nự.
Người Mỹ làm việc 1 cách nhiệt tình, tự giác. Trừ công chức nhà nước, hay cảnh sát... còn tất cả nhân viên là các dịch vụ khác sau khi làm xong sẵn sàng chờ tiền bo (tip). Hôm qua sau khi đi tầu trên sông ngắm toàn cảnh NY với trung tâm tài chính và Ground Zero (khu tháp đôi bị khủng bố ngày 11/9/2001), ngắm quận Brooklyn, tượng Nữ thần Tự do (Statue of Liberty)... lúc trả khách tại bến, tay hướng dẫn viên - nói choanh choách suốt dọc đường - không quên ôm bình nhựa trong, ra đứng cửa, chờ khách thả tiền bo vào. Ai cho thì cảm ơn, ai không cho cũng không cự nự.
Phía sau... 2
Phía sau người đàn bà hạnh phúc là lũ đàn ông đông đúc.
Phía sau người đàn bà nhăn nhó là người đàn ông sờ mó.
Phía sau người đàn bà bất hạnh là người đàn ông không mạnh.
Phía sau người đàn bà cật lực là người đàn ông hừng hực.
Phía sau người đàn bà nóng bỏng là người đàn ông hư hỏng.
Phía sau người đàn bà lãng mạn là người đàn ông nông cạn.
Phía sau người đàn bà nhiều tiền là người đàn ông hay đến làm phiền.
Phía sau người đàn bà vừa đẻ là người đàn… ông mê gái trẻ.
Phía sau người đàn bà nhăn nhó là người đàn ông sờ mó.
Phía sau người đàn bà bất hạnh là người đàn ông không mạnh.
Phía sau người đàn bà cật lực là người đàn ông hừng hực.
Phía sau người đàn bà nóng bỏng là người đàn ông hư hỏng.
Phía sau người đàn bà lãng mạn là người đàn ông nông cạn.
Phía sau người đàn bà nhiều tiền là người đàn ông hay đến làm phiền.
Phía sau người đàn bà vừa đẻ là người đàn… ông mê gái trẻ.
Đu dủ xanh chữa sỏi mật, sỏi thận (ST: Đạt)
Tôi năm nay 77 tuổi, bị nhiều bệnh nhưng năm 1990 bị sỏi thận, chạy chữa 5 năm nhiều thầy lang ở nhiều nơi, mất nhiều tiền mới tiêu tan được sỏi. Năm 2005, sỏi lại tái phát thận phải 1 viên 0,7mm, thận trái 1 viên 0,9mm. Tôi rất lo lắng tìm đường chạy chữa. Thật may gặp ông anh cho một quyển sách nhỏ Những bài thuốc gia truyền bằng cây nhà, lá vườn của một cố đạo người Việt cư trú ở Mỹ viết gửi về. Trong đó có bài quả đu đủ xanh chữa sỏi. Cách làm: quả đu đủ xanh cắt đầu đuôi bỏ hết hột, thêm ít muối, đem đun cách thủy, ăn ngày một lần, ăn liền trong một tuần lễ là khỏi. Tôi thực hiện ngay, trẩy quả đu đủ xanh (bằng vốc tay) vừa ăn trong một ngày, ăn 7 quả liền.
Mỹ, vấn nạn ăn trộm ở các trạm xăng (ST: ĐB)
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
KS Crowne Plaza ở trung tâm NY
Nhin sang bên cạnh từ cửa sổ. |
Nhiều nơi không có ánh sáng mặt trời. |
Người, xe dưới đường. |
Một bác nhọ đang thổi kèn kiếm tiền trước cửa KS. |
Giao thông các đô thị lớn ở Mỹ
Cầu treo (lớn hơn cả Golden Gate ở San Fransixco) qua Brooklyn. |
Xe cộ chạy về trung tâm NY. |
Qua hầm từ hướng Brooklin vào downtown. |
Một parking bằng khung thép dựng ngoài trời. |
Phía sau... 1 (ST: HP)
Sau lưng người đàn ông thành công là người đàn bà ngồi không.
Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà xúi dại.
Sau lưng người đàn ông lắm tài là người đàn bà chân dài.
Sau lưng người đàn ông nổi tiếng là ngời đàn bà làm biếng.
Sau lưng người đàn ông hư đốn là người đàn bà thiếu thốn.
Sau lưng người đàn ông nhu nhược là người đàn bà láo xược.
Sau lưng người đàn ông đi xa là người đàn bà trăng hoa.
Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất bực.
Sau lưng người đàn ông chém gió là người đàn bà đứng ngó.
Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà xúi dại.
Sau lưng người đàn ông lắm tài là người đàn bà chân dài.
Sau lưng người đàn ông nổi tiếng là ngời đàn bà làm biếng.
Sau lưng người đàn ông hư đốn là người đàn bà thiếu thốn.
Sau lưng người đàn ông nhu nhược là người đàn bà láo xược.
Sau lưng người đàn ông đi xa là người đàn bà trăng hoa.
Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất bực.
Sau lưng người đàn ông chém gió là người đàn bà đứng ngó.
Nhức nhối con tim 4
Dẫm lên chân bác sĩ, tôi viết sơ về các bệnh dau tim, như múa một đường quyền hoang dại. Sách viết rằng, bệnh liên quan đến tim, rất nhiều khi là "những bước chân âm thầm", không báo trước. Bệnh tim có nhiều loại khác nhau. Thông thường nhất là suy tim, nghĩa là tim không chuyển vận máu đủ cho nhu cầu. Cứ 100 ngưòi Mỹ, thì có 1 người bị bệnh nầy. Nước Mỹ có hơn 2 triệu người suy tim. Tốn phí bệnh viện rất lớn. Trong một năm, những người bị suy tim chết đến 15%, Kế dến đau tim bẩm sinh, sinh ra đã bị đau tim rồi, vì cấu tạo tim mạch không được bỉnh thường. Cứ 1000 em bé sinh ra, có đến 6 đến 8 em bị đau tim bẩm sinh. Bệnh nầy chữa được, bác sĩ sẽ mổ và điều chỉnh lại.
Đến thăm nhà Hải, em Sơn Tiệp
Hải đến đón khách quý. |
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013
Chuyện quảng cáo ở NY
Quảng trường Thời gian lúc 12.00:
KS bên cạnh thấy thợ đang tác nghiệp dựng 1 bảng quảng cáo. Cần cầu đứng dưới đỡ, cáp treo đang nâng tấm bảng to đến 15x20m lên cao 5-70m.
Phía bên kia là tấm bảng quảng cao quần Jeans YMI với mũi tên khá đặc biệt, trên bé dưới to lượn theo đường cong của mông. Mời bạn đọc comment về quảng cáo này!
KS bên cạnh thấy thợ đang tác nghiệp dựng 1 bảng quảng cáo. Cần cầu đứng dưới đỡ, cáp treo đang nâng tấm bảng to đến 15x20m lên cao 5-70m.
Bảng quảng cáo to đùng đang lên. |
Phần đế dựng. |
Quảng cáo show biểu diễn. |
Quần Jeans YMI. |
Phía bên kia là tấm bảng quảng cao quần Jeans YMI với mũi tên khá đặc biệt, trên bé dưới to lượn theo đường cong của mông. Mời bạn đọc comment về quảng cáo này!
Tin hot nhất trong ngày: Đoàn du hí đã đến New York
Mua vé vào hầm Lincoln. |
Xe nối đuôi nhau vào hầm. |
Ra khỏi hầm. |
Đi nhầm đường. |
Nộp tiền "ngu phí". |
Phố xá NY. |
Nhà cao chọc trời. |
Luật pháp ở nước Mỹ
Có nhiều chuyện thú vị khi sang đây mới biết. Mỗi tiểu bang được quyền tự quyết và cho ra những luật lệ riêng của mình.
Sang đây mới hiểu thế nào là tự do ở Mỹ. Dân da đen, dân châu Á (TQ, Hongkong, Malaysia...), dân châu Âu (Ý, Pháp, Tây ban nha...) sang định cư rất nhiều. Đến đâu, họ kéo theo anh em, họ hàng, rồi tự làm ăn, sinh sống và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp nước Mỹ.
Sáng qua khi từ Washinton DC sang Philadelphia. Trên đường nghe Rich nói, trong ngày hôm nay chạy xe qua 5 tiểu bang, (sẽ xem lại bản đồ và khai báo anh em - NV) thì ông Trung nhà tôi trêu: "Tiểu bang của Rich như 1 tỉnh của VN?". Rich cười: "Có lẽ vậy, thế mà tiếc là VN còn nghèo". Hiểu anh ta muốn nói gì.
Biển báo yêu cầu đeo dân an toàn. |
Sáng qua khi từ Washinton DC sang Philadelphia. Trên đường nghe Rich nói, trong ngày hôm nay chạy xe qua 5 tiểu bang, (sẽ xem lại bản đồ và khai báo anh em - NV) thì ông Trung nhà tôi trêu: "Tiểu bang của Rich như 1 tỉnh của VN?". Rich cười: "Có lẽ vậy, thế mà tiếc là VN còn nghèo". Hiểu anh ta muốn nói gì.
BẾN ĐÒ XƯA (Ninh Đức Hậu)
Em
về bên bến đò xưa
Nhớ
hôm tiễn chị nắng mưa nhạt nhòa
Con
cò lặng lẽ rời xa
Chị buông tóc gió bay xòa bờ vai.
Ngỡ
đi ngày một ngày hai
Bấm
tay mẹ bảo rồi mai chị về
Qua
bao năm tháng tái tê
Mẹ
không đợi được mẹ về với cha.
Chiến trường biền biệt nơi xa
Rồi chị ở lại rừng già Trường Sơn
Tan trong nắng gió dập dờn
Hóa vào hoa quả thảo thơm ngọt ngào.
Chị ơi sông nước lao xao
Con
đò thuở ấy đã vào xa xôi
Bây giờ hai nhịp bờ vui
Cây cầu vắt vẻo tiếng cười sang sông.
(Đàm Thơ, Cà Mau sưu tầm)
Những người giúp việc Đại tướng hơn nửa thế kỷ...
Ca khúc "Since you've been gone" (ST: HP)
Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013
Nhức nhối con tim 3
“CHUYỆN KỂ TRƯỚC LÚC O GIỜ“ (ST: Đàm Thơ)
Các bạn già
thân mến !
Trong cái
tuổi gọi là già của chúng ta,thỉnh thoảng đó đây còn đọng lại những câu chuyện
tình ngộ nghĩnh.Nó làm chúng ta bất ngờ
sống lại một thời tuổi nhỏ đáng yêu.Nó khiến hồn ta thăng hoa,rạo rực như ngày
nào ta bước vào thuở yêu đương, hò hẹn.Câu chuyện sau đây là vậy.Xin kể tặng
bạn như tặng một nốt nhạc trẻ thêm vào
bản nhạc cuộc đời.Chuyện là vầy:
Hôm ấy
gần tết.Bà lão bỗng nhận được cú điện thoại của một người đàn ông lạ:
-
A lô ! Có phải bà N.N.H.N. đó không ạ ?
-
Phải rồi ! Ai đó,có gì không?
-
À,tôi biết bà chớ bà không biết tôi là ai đâu.Hồi
đó,khi chúng ta thi chuyển từ cấp 1 sang cấp 2 ta thi cùng phòng và tôi được
vinh hạnh ngồi cùng bàn với bà.Nhưng đã không dám làm quen.Hơn 60 năm rồi
đó,hình ảnh bà vẫn in đậm trong tôi.Tôi luôn dõi theo và cố tình tìm kiếm nhưng
đã không có thể.Chiến tranh liên miên,trường lớp di dời,tôi để lạc mất bà trong
nhiều nuối tiếc.Gần đây tôi đọc được quyển sách viết về “Một thời để nhớ” thấy tên bà và đã tìm về ban biên tập mới có
được số điện thoại của bà đây.Thật may mắn.
Tiếu lâm Nga (ST: HP)
Chóng lớn
Vova vào phòng bố mẹ và không gõ cửa, bắt gặp bố mẹ đang yêu nhau.
- Bố mẹ làm gì thế? – Nó hỏi.
- À – bà mẹ trả lời sau giây phút bối rối – Mẹ đang ngồi lên bụng bố để cho bụng bố nhỏ bớt đi.
- Vô ích – thằng bé lắc đầu – ngày mai cô hàng xóm lại sang thổi cho nó to lên thôi.
- ?!!
Vova vào phòng bố mẹ và không gõ cửa, bắt gặp bố mẹ đang yêu nhau.
- Bố mẹ làm gì thế? – Nó hỏi.
- À – bà mẹ trả lời sau giây phút bối rối – Mẹ đang ngồi lên bụng bố để cho bụng bố nhỏ bớt đi.
- Vô ích – thằng bé lắc đầu – ngày mai cô hàng xóm lại sang thổi cho nó to lên thôi.
- ?!!
- Mama, tại sao trong cái quần bơi của bác này có bị to còn bác đằng kia lại có cái bị nhỏ?
- Tại bác này giàu, còn bác kia nghèo.
Thời gian trôi qua...
- Mama, nhìn kìa, có bác cứ nhìn mama và càng ngày càng giàu…
- Tại bác này giàu, còn bác kia nghèo.
Thời gian trôi qua...
- Mama, nhìn kìa, có bác cứ nhìn mama và càng ngày càng giàu…
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
Nhức nhối con tim 2
Ông bạn ngồi cạnh tôi, người Mỹ, tuổi chưa được 50, dáng người
gầy, thon thả, mỗi chiều sau khi tan sở, chạy bộ ven bờ sông. Một hôm nọ, vợ
ông không thấy ông về, điện thoại hỏi thăm khắp nơi. Hôm sau điện thoại vào sở
xem ông có đi làm không. Đi tìm mãi, cảnh sát báo cho bà biết, tìm ra xác ông
bên bờ sông. Ông chết vì bị đứng tim.
Nước Mỹ và tự do
Xin giới thiệu mấy tấm ảnh chụp trước Nhà trắng: Chiếc lều tạm cùng dòng chữ "Nhà trắng - 24 giờ mỗi ngày. Chống bom hạt nhân - hòa bình - thức trắng đêm từ 1981 được duy trì bởi ý tưởng của W. Thomas"... Chả hiểu bố mày có phải là W. Thomas? (Vì không tiện hỏi).
Túp lều và những khẩu hiệu chống chiến tranh. |
Nếu bạn muốn hòa bình, hãy đấu tranh cho sự công bằng. |
Lều và khẩu hiệu dựng ngay trước Nhà trắng. |
Trang thơ: Hai anh em (Quang Việt)
Cùng chung một mẹ Mặt Trời.
Nhưng chẳng bao giờ gặp mặt,
Hai người sống ở hai nơi.
Người anh thì ở đằng Đông,
Xuất hiện khi
đêm gần hết.
Để nghinh đón mẹ Mặt Trời,
Sau một đêm dài ngủ miết.
Còn người em ở đằng Tây,
Hiện ra khi sắp hết ngày,
Đón mẹ Mặt Trời đi ngủ,
Đưa mẹ vào giấc ngủ say.
Cứ thế, nhịp nhàng, cứ thế,
Sáng anh rồi chiều đến em.
Cần mẫn thay nhau chăm mẹ,
Hết ngày rồi lại đến đêm.
Anh em mỗi người một vẻ,
Đẹp rực rỡ muôn ánh hồng.
Nhưng không có mẹ chiếu sáng,
Có đứa nào đẹp được không?
Đọc tí cho biết thiên hạ lắm người tài ! (Nguyễn Quang Lập)
Kỉ niệm khó quên (Sỹ Long k5)
Long (áo trắng, hàng đầu, thứ 2 từ bên phải) giữ được tấm ảnh họp mặt k5 phía Bắc tại Đường Thành, tháng 12/1985. Nhìn lại tấm ảnh này thấy bao gương mặt của thầy cô (thầy Chiều, thầy Lương, thầy Chi Phan, thầy Nguyễn Phong) cùng anh chị em phía Bắc nhưng cũng nhiều bạn bè không còn sống đến ngày hôm nay như các bạn Linh 'đen', Vũ Quang, Lê Bình, Vũ Lợi...
Vậy là chỉ sau 15 năm ngày chia tay nhau sau kì thi tốt nghiệp ở Hưng Hóa (mùa hè 1970), đứa vào Quân sự, Quân y; đứa đi Tây, đứa vào Bách khoa... vì nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn mà anh em ta đã tìm lại nhau. BLL lâm thời lúc đó giao cho Chương 'ba té' (Nguyễn Thanh..., làm ở Hàng không) thảo và in loạt giấy mời to bằng bàn tay, Linh 'đen' (vốn là dân tự do) nhận và lọ mọ mang thư tới nhà từng bạn... để có cuộc họp mặt lịch sử này.
Ôi, thời gian! (Xin cảm ơn Phạm Sỹ Long!).
Họp mặt lần đầu, tháng 12/1985, của anh em phía Bắc tại Đường Thành. |
Ôi, thời gian! (Xin cảm ơn Phạm Sỹ Long!).
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013
Bát phố Washinton DC sớm 24/8
Những người nghéo tá túc qua đêm ở công viên trung tâm. |
Đoàn biểu tình rồng rắn ra trước Nhà trắng. |
NHỨC NHỐI CON TIM 1 - Tràm Cà Mau (ST: ĐB)
Đôi mắt con là của mẹ! (ST: Thu Hương)
Những ngày này, giữa dòng chảy gấp gáp của cuộc sống, một bản nhạc về tình phụ tử, tình mẫu tử vang lên cũng khiến người ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn khi nghĩ về cha mẹ – những người luôn đùm bọc và yêu thương ta vô điều kiện, những người đi đến giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn không thôi lo lắng cho ta.
Nếu còn cơ hội, chỉ cần 1 giờ, 1 ngày thôi chúng ta hãy báo đáp lại một phần nào tình cảm đó. Đừng để thời gian trôi qua khiến chúng ta phải nuối tiếc như câu chuyện này. (Thu Hương)
Nếu còn cơ hội, chỉ cần 1 giờ, 1 ngày thôi chúng ta hãy báo đáp lại một phần nào tình cảm đó. Đừng để thời gian trôi qua khiến chúng ta phải nuối tiếc như câu chuyện này. (Thu Hương)
Đôi mắt con là của mẹ!
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng.
Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến.
Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng.
Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến.
Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
Về anh bạn Mỹ làm Tour-guide (KQ)
Anh ta tên Richard Sherwood nhưng anh em nhà tôi cứ gọi là Rich cho tiện. Sinh 1969, là giáo viên, qua VN làm tư vấn du học đã 18 năm nay. Anh lởi xởi, rộng mở, gần gũi với mọi người, nhất là với các cháu học sinh. Anh nhớ hết tên tuổi các cháu "đã qua tay". Lấy vợ họ Khuất, dân Sơn Tây. Tên Rich khó gọi, bà con ở quê gọi luôn là Lích cũng không làm anh mất lòng.
Sau tết vừa rồi vợ chồng tôi mới quyết định cho cháu đi du học. Sau đợt thi tuyển tiếng Anh, con gái tôi cùng con gái Trần Việt Trung được chọn cùng gần 100 cháu sang du học nội trú tại nhiều trường ở Mỹ.
(Chuyện riêng, ở nhà thấy cháu Mý nhút nhát, ngại tiếp xúc với người lạ làm chúng tôi lo lo, chả hiểu lớn lên sẽ thế nào? Ai dè, ngay buổi đầu tiên đưa cháu đến phỏng vấn; ngay trước mặt thầy, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy cháu rất mạnh dạn, tự tin trò chuyện với thầy (thậm chí còn dùng tay để diễn giải) như đã quen biết từ lâu. Chả hiểu thầy đã "ba kich" bằng thuốc gì? Sau đó cháu trở thành trò cưng của thầy).
Vậy là vợ chồng Công Vượng (bạn "cạ" với Rich, từng đưa cháu Quang đi học Mỹ từ 2 năm trước) thiết kế chuyến du lịch kết hợp đưa con đi học cho 2 gia đình tôi. Chúng tôi sẽ gặp Công Vượng và Quang vào ngày 27/8 tại New York, sẽ đi xem vở nhạc kịch Mama Mia tại Nhà hát kịch Broadway. Hướng dẫn viên được chấm là thầy Rich.
Chiếc xe đi cùng chúng tôi những ngày ở Mỹ. |
(Chuyện riêng, ở nhà thấy cháu Mý nhút nhát, ngại tiếp xúc với người lạ làm chúng tôi lo lo, chả hiểu lớn lên sẽ thế nào? Ai dè, ngay buổi đầu tiên đưa cháu đến phỏng vấn; ngay trước mặt thầy, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy cháu rất mạnh dạn, tự tin trò chuyện với thầy (thậm chí còn dùng tay để diễn giải) như đã quen biết từ lâu. Chả hiểu thầy đã "ba kich" bằng thuốc gì? Sau đó cháu trở thành trò cưng của thầy).
Vậy là vợ chồng Công Vượng (bạn "cạ" với Rich, từng đưa cháu Quang đi học Mỹ từ 2 năm trước) thiết kế chuyến du lịch kết hợp đưa con đi học cho 2 gia đình tôi. Chúng tôi sẽ gặp Công Vượng và Quang vào ngày 27/8 tại New York, sẽ đi xem vở nhạc kịch Mama Mia tại Nhà hát kịch Broadway. Hướng dẫn viên được chấm là thầy Rich.
Đạo diễn Phạm Ngọc Tiến với Quyền Sư
Mời đọc Tuổi Trẻ!
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013
Sân bay quốc tế Narita và những dịch vụ tiện ích
Một góc Narita. |
Như dân Âu Mỹ, dân Nhật luôn vội vàng; nhưng với những tiện ích này giảm đáng kể thời gian, công việc cho họ.
Thầy Rich và 2 trò Mý, Lúm. |
Coi chừng ăn phải Nấm độc (ST: Dat)
Đây là các loại nấm ươm ủ bằng hóa chất độc hại bán la liệt tại các chợ Tàu, Việt. Nấm cũng từ hóa chất, giá đỗ cũng từ hóa chất. Và 2 loại này được làm thành nhiều loại thức ăn chay ngon miệng!
Chuyện ít biết về cụ Tạ Đình Đề (Tiếp theo và hết)
Huyền thoại
Cuộc đời của Ông bắt đầu bằng những câu chuyện huyền thoại và kết thúc cũng bằng những câu chuyện huyền thoại. Ông nổi danh với những hoạt động cách mạng được xem như huyền thoại. Sự ngang tàng, trượng nghĩa của mình mà Ông có rất nhiều bạn bè. Nhưng rồi sau đó, chính điều đó làm hại Ông. Cuộc đời Ông cũng là một chuỗi ngày dài bị oan khuất...
Một con người không có cấp bậc, chức vụ, không hề giữ trọng trách trong quân đội, trong chính quyền mà đã có nhiều huyền thoại. Trong Kháng chiến Chống Pháp từ Liên khu 3, Liên khu 4, Bình Trị Thiên, Việt Bắc... các chiến sĩ Quân đội, nhân dân đều biết tên Ông. Tên tuổi của Tạ Đình Đề vang mãi tới Nam Bộ xa xôi. Đặc biệt ở Miệt Cống Thần, Chợ Đại (Hà Nam), Hà Nội... Bà con nhắc đến Ông với thái độ khâm phục, kính nể, trân trọng.
Quân Pháp trong thời tạm chiếm Hà Nội nơm nớp tưởng chừng như lúc nào Ông cũng có mặt giám sát hành động của chúng. Chính bọn chúng thêu dệt nên những huyền thoại "Xuất Quỷ, Nhập Thần" của Ông trong nội thành Hà Nội thời tạm chiếm.
Ông là một con người bị cuộc đời dần lên, hắt xuống ghê gớm; nhưng ông cũng là người ngang tàng ngay thẳng, không ngại nguy hiểm và dám bảo vệ quan điểm khi sự việc Ông cho là đúng. Chính vì tính ngang tàng, thẳng thắn đó, mà trên đường công danh, Ông gặp biết bao điều trắc trở.
Một con người không có cấp bậc, chức vụ, không hề giữ trọng trách trong quân đội, trong chính quyền mà đã có nhiều huyền thoại. Trong Kháng chiến Chống Pháp từ Liên khu 3, Liên khu 4, Bình Trị Thiên, Việt Bắc... các chiến sĩ Quân đội, nhân dân đều biết tên Ông. Tên tuổi của Tạ Đình Đề vang mãi tới Nam Bộ xa xôi. Đặc biệt ở Miệt Cống Thần, Chợ Đại (Hà Nam), Hà Nội... Bà con nhắc đến Ông với thái độ khâm phục, kính nể, trân trọng.
Quân Pháp trong thời tạm chiếm Hà Nội nơm nớp tưởng chừng như lúc nào Ông cũng có mặt giám sát hành động của chúng. Chính bọn chúng thêu dệt nên những huyền thoại "Xuất Quỷ, Nhập Thần" của Ông trong nội thành Hà Nội thời tạm chiếm.
Ông là một con người bị cuộc đời dần lên, hắt xuống ghê gớm; nhưng ông cũng là người ngang tàng ngay thẳng, không ngại nguy hiểm và dám bảo vệ quan điểm khi sự việc Ông cho là đúng. Chính vì tính ngang tàng, thẳng thắn đó, mà trên đường công danh, Ông gặp biết bao điều trắc trở.
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013
Cười một chéo (ST: Đạt)
Vào đề khó
Trước khi vào bài mới, cô giáo kiểm tra miệng với câu hỏi: Liễu Thăng bị chém ở đâu?
Tèo tự tin:
- Thưa cô bị chém ở ải Chi Lăng ạ.
- Sai! Liễu Thăng bị chém ở cổ.
"Ai nhắc lại Liễu Thăng bị chém ở đâu?" - Cô giáo hỏi lại một lần nữa.
Tí nhanh nhảu:
- Thưa cô bị chém ở cổ ạ.
- Sai. Bị chém ở ải Chi Lăng. Và hôm nay chúng ta sẽ học bài 'Lịch sử không bao giờ lặp lại'.
Học sinh: !!???
Hãng hàng không ANA (All Nippon Airlines, Japan)
Bốn mẹ con chờ lên tầu ở TSN. |
Bữa ăn sáng. |
Sạch bách. |
Vân Anh 'ngu đỉ' tiếp sau khi ăn sáng. |
Khách sạn nơi trú chân đầu tiên tại Mỹ
Đến khách sạn check-in lúc 5g chiều. Sau khi tắm giặt, 2 anh em đi bách bộ. Đang xuống dốc thấy chú gấu đen to chừng 30-40 kí chạy qua đường, làm mấy tay thanh niên đang ngồi chơi ở vườn sát rừng chạy te tái, vừa chạy vừa cười.
Hoàng hôn xuống. Bầu trời đỏ rực. Nghe kêu tiếng rền rĩ (chắc của ve hay côn trùng gì nhưng không giống tiếng ve ở ta) ở rừng thông. Lang thang tới 8g về nhà, đun nước sôi dội vào hộp mì ăn liền. No nê, "ngu đỉ".
Do đồng hồ sinh học chưa thích nghi nên dậy sớm, chui vào WC lướt web. Lúc này là 2g30 sáng 22/8.
Mời các bạn thăm web của khách sạn.
Hoàng hôn xuống. Bầu trời đỏ rực. Nghe kêu tiếng rền rĩ (chắc của ve hay côn trùng gì nhưng không giống tiếng ve ở ta) ở rừng thông. Lang thang tới 8g về nhà, đun nước sôi dội vào hộp mì ăn liền. No nê, "ngu đỉ".
Do đồng hồ sinh học chưa thích nghi nên dậy sớm, chui vào WC lướt web. Lúc này là 2g30 sáng 22/8.
Mời các bạn thăm web của khách sạn.
Tiếu lâm Nga (ST: HP)
Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:
- Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?
Cả lớp im lặng. Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ:
- Nào Peter, em có biết không?
- Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.
- Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?
- Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?
- Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
- Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.
- Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?
- Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?
- Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
------------------------------ ---
Cái gì nặng hơn?
Có 1 chàng trai chở mẹ của chàng lên 1 chiếc cầu rất dốc vì quá mệt chàng mới nói với mẹ chàng rằng:
- Mẹ ơi con mệt quá đạp không nổi nữa rồi mẹ xuống đi bộ nha mẹ!
- Mẹ ơi con mệt quá đạp không nổi nữa rồi mẹ xuống đi bộ nha mẹ!
Bà mẹ bực mình quát chàng: "SAO TAO THẤY MÀY CHỞ BỒ MÀY CHẠY NHƯ GIÓ MÀ CHỞ TAO MÀY THAN HẢ?".
Chàng trai hỏi lại bà mẹ: "Vậy giữa tình và nghĩa cái nào nặng hơn, hả mẹ?".
Bà mẹ: "Tất nhiên nghĩa nặng hơn rồi".
Chàng trai: "Nghĩa nặng hơn, vậy mẹ xuống đi bộ đi".
Chàng trai hỏi lại bà mẹ: "Vậy giữa tình và nghĩa cái nào nặng hơn, hả mẹ?".
Bà mẹ: "Tất nhiên nghĩa nặng hơn rồi".
Chàng trai: "Nghĩa nặng hơn, vậy mẹ xuống đi bộ đi".
Chuyện chưa biết về cụ Tạ Đình Đề (ST: Dương Thanh)
Từng được đào tạo trở thành gián điệp và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc. Từng bị tù oan rồi được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Cuộc đời ông là một câu chuyện đầy bí ẩn.
Xuất thân trong một Gia đình truyền thống tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Hoàng Hoa Thám.
Năm 1933, lúc 16 tuổi, làm Công nhân Sở Hỏa xa Vân Nam tại ga Côn Minh (Trung Quốc).
Năm 1935, tham gia Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi thành Việt Nam Giải phóng Cứu quốc do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Năm 1941, được Việt Minh cử đi học ở Liễu Châu tại Phân hiệu Chuyên ngành của Trường Quân sự Hoàng Phố. Ở Phân hiệu Liễu Châu, ông được đào tạo trở thành gián điệp và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc.
Tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng phái bộ Mỹ trong phe Đồng minh chống phát xít Nhật.
Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 6 năm 1946, chính thức tháng 9 năm 1946.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)