Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Chuyến đi Quế Lâm

Đoàn đại biểu trường ta sang Quế Lâm dự kỉ niệm 80 năm Đại học Sư phạm Quảng Tây gồm 5 khách mời chính thức: Thầy Vũ Xuân Thăng - Trưởng đoàn, cô Nguyễn Thúy Lan, anh Nguyễn Lương Sơn k2, anh Nguyễn Thanh Hải k3 và Nguyễn Việt Hằng k7c11. Đoàn đang tích cực làm các thủ tục xuất để cuối ngày 30/11/2012 có mặt tại Quế Lâm. Việt Hằng là người có kinh nghiệm nhất nên gánh trách nhiệm lo toan tổ chức chuyến đi.
Ngoài ra, có 1 số bạn đăng kí đi tour sẽ ghép đoàn: Ngô Thu Hà, Nguyễn Hòa Bình k7c11; vợ chồng Nguyễn Văn Tuấn k4, vợ chồng Cao Bình k6, Trần Quốc Sủng k5, Bùi Thắng k8...
Chúc thầy cô và các bạn có chuyến trở về thành phố tuổi thơ, dòng sông tuổi thơ thật vui vẻ, ý nghĩa!

Cười tí (ST)

Tại Lào, người ta định thành lập Bộ Hải dương học. Vài quan chức ta khuyên bạn không nên, với lý do: Lào không có biển. Họ hỏi lại vị quan chức nọ: "Tại sao các đồng chí lại có Bộ Văn hóa?".

Zyuganov và Đảng Cộng sản Liên bang Nga (Huỳnh Văn Úc)


 

Gennady Zyuganov (sinh năm 1944) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Về mặt pháp lý Đảng Cộng sản Liên bang Nga không phải là người thừa kế Đảng Cộng sản Liên Xô vì sau sắc lệnh cấm Đảng Cộng sản hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga do Tổng thống Boris Yeltsin ban hành tháng 11/1991 trên thực tế đảng này không tồn tại. Vào thời điểm đó Đảng Cộng sản Liên Xô có 21 triệu đảng viên nhưng nhiều triệu người đã vứt bỏ thẻ đảng và tuyên bố ra khỏi đảng. Vào ngày 14/3/1993 Zyuganov cùng một số đảng viên cộng sản cũ như Ligachev và Lukyanov đứng ra triệu tập một Đại hội bất thường của những người cộng sản, tuyên bố thành lập và đăng ký hoạt động Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Đại hội bầu Zyuganov vào Bộ Chính trị và vào chức danh Tổng bí thư đảng. Theo số liệu năm 2012 đảng có 156.528 đảng viên sinh hoạt trong 81 đảng bộ địa phương, có 92 ghế trong tổng số 450 ghế trong Duma Quốc gia (Hạ viện Nga).


Kiệt tác tranh vẽ tay trên... lông vũ (ST: Đạt)




Thiên nhiên kỳ thú hiện ra trên những chiếc lông công và lông gà tây... 

Trong văn hóa của thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ, lông vũ là loại trang sức tượng trưng cho quyền lực, trí tuệ và tự do. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều họa sĩ còn sử dụng chúng như chất liệu để vẽ tranh. 

Julie Thompson - một nghệ sĩ đến từ bang Alaska (Mỹ) đã sử dụng chiếc lông vũ mềm mại để vẽ nên những bức tranh tinh xảo, khiến người xem phải ngỡ ngàng.


Chuyện Bác Hồ qua lời kể của ông Hoàng Tùng (tiếp)

Về quan hệ của Bác với bên ngoài. 
Vì quan hệ của ta với Trung Quốc và Liên Xô không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập thì hai nước đều không công nhận. Trung Quốc thì quan hệ không chính thức. Hai người sang ta đầu tiên nhân danh Đảng mà cũng là Đảng địa phương thôi, đó là Chu Nam và Trang Điền. Một người là chính uỷ, một người là tư lệnh quân khu Hoa Nam sang nhờ ta giúp họ tiễu phỉ ở Thập Vạn Đại Sơn (a). Sau đó ta có cử một trung đoàn do Lê Quảng Ba phụ trách sang Trung Quốc. Các đồng chí Việt Nam ở Diên An và Trung Quốc sau khi thấy cách mạng Việt Nam thắng lợi thì xin về. Lúc đầu là Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Sơn, Lý Ban, Trương Ái Dân, Cao Tử Kiến. 


Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Truyện rất... ngắn 5 (ST: KC)

14. Tình già (Nguyễn Thái Sơn)
       Đêm tối đen.Tiếng con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng. Ông khó ở trong mình đã mấy hôm. Bà lọ mọ tìm cây são rồi đẩy đưa bâng quơ trong vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt bụi sa vào mắt bà...
       Ông trách: "Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm gì cho khổ con mắt vậy?". Hạt bụi cộm lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà đáp: "Lỡ ông bỏ tôi lại thì sao?".

Ảnh tư liệu quý (ST: ĐB)


The FIRST McDonald

 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHE  GUEVARA AND FIDEL CASTRO

Những quốc gia nhỏ bé nhất thế giới (ST: QV)

Mời đọc!

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Truyện rất... ngắn 4 (ST: KC)

10. Tiền mừng tuổi (Trương Đình Dạ Vĩnh)
       Năm bảy tuổi, Mẹ bảo đưa tiền Mẹ cất cho ... Nó đếm mấy chục ngàn tiền lì xì rồi miễn cưỡng đưa Mẹ cất giùm vì trước kia không bao giờ thấy Mẹ trả lời.
       Năm mười tuổi, nó lén cất tiền không cho Mẹ biết.
       Mười tám tuổi, nó mang nổi nhớ quê hương bước vào đại học ở tận miền trong xa xôi.
       Tết. Ký túc xá vắng hoe. Phương bắc xa xôi nó không về được. Nó nằm co trên giường cằm giấy nhận tiền của Mẹ mà thấy ân hận, xót xa.


Silvio Berlusconi và án tù giam (Huỳnh Văn Úc)



Silvio Berlusconi (sinh năm 1936) là một chính trị gia đứng đầu Phong trào Forza Italia (Italia tiến lên), là người từng ba lần giữ chức thủ tướng nước Ý. Lần thứ nhất ông làm thủ tướng trong bảy tháng từ tháng 3/1994 đến tháng 10/1994. Lần thứ hai ông giữ chức thủ tướng trong năm năm từ 2001 đến 2006 và lần thứ ba từ năm 2008 đến năm 2011. Ông là nhà kinh doanh và ông chủ truyền thông, là người sáng lập và cổ đông chính của Công ty Fininvest hoạt động trong lĩnh vực tài chính và truyền thông, sở hữu ba kênh truyền hình, chiếm gần một nửa thị trường truyền hình nước Ý. Ông cũng là chủ sở hữu nhiều tờ báo quan trọng bậc nhất nước Ý. Từ năm 1986 ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá AC Milan, một đội bóng giàu truyền thống của Ý, đã giành nhiều danh hiệu lớn ở trong nước và quốc tế. Tổng tài sản của ông lên đến 9,4 tỷ USD được Forbes xếp hạng là người giàu thứ hai ở nước Ý và giàu thứ 90 trên thế giới. Khi giữ cương vị thủ tướng Berlusconi áp dụng những chính sách bảo thủ về kinh tế như cắt giảm thuế và nới rộng chính sách cho các công ty lớn để thúc đẩy tăng trưởng. Về đối ngoại ông là người thân Mỹ, đã từng gửi quân tham chiến ở Iraq hồi 2003.

Những sinh vật lạ dưới biển (ST: Quang Việt)

Mời chiêm ngưỡng!

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

10 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ GIẢI NOBEL (ST: Khoai Việt)


Cùng với 111 năm của giải thưởng Nobel – giải khoa học uy tín nhất trên thế giới là những khoảnh khắc bi tráng và những câu chuyện hài hước giống như một câu chuyện trinh thám. Tạp chí Forbes đã chọn 10 sự kiện đáng chú ý nhất về giải Nobel:
Tuần thứ hai của tháng mười hàng năm được gọi là thời gian của mong đợi, tại thời điểm này Quỹ Nobel với các quy định của mình và ý chí của các nhà khoa học nổi tiếng Thụy Điển để xứng danh người chiến thắng của các giải thưởng khoa học có uy tín nhất trên thế giới. Vào năm 2012, người chiến thắng đã được xướng danh trong lĩnh vực sinh lý học và y học, vật lý, kinh tế và hòa bình. Thật không dễ để trả lời câu hỏi "Có bao nhiêu giải Nobel đã được trao?”. Tổng cộng, từ 1901 đến 2011 đã có 851 giải thưởng được trao cho những người chiến thắng, nhưng trong danh sách tên người và tổ chức đã nhận giải thưởng chỉ có 844 - chỉ vì một số trong số họ đã không nói lời từ chối khi nhận giải lần thứ hai, thậm chí lần thứ ba.

Anh Cao sẽ có mặt tại Quế Lâm

Thư anh viết thế này:
"toi quet dinh ngay 30/11 tu quang chou ve quelam . ngay 1/12 o truong y trung". 
Chỉ ngắn gọn vậy, chắc anh chị em ta hiểu tấm lòng 1 người bạn chung thủy.

Truyện rất... ngắn 3 (ST: KC)

7. Điện thoại (Võ Thành An)
       Nhà không có điện thoại, anh Hai đi làm xa muốn thăm Mẹ phải gọi nhờ nhà hàng xóm. Người hàng xóm không vui lòng nhưng chẳng nói ra. Anh Hai ngại nên những cuộc gọi về cứ thưa dần.
       Mẹ dành dụm tiền, nhà mắc được điện thoại. Cũng có khi do bận việc nên cả tuần anh Hai mới gọi về một lần. Từ ngày nhà có điện thoại Mẹ ít đi đâu, làm gì cũng loay hoay bên chiếc máy. Có người hỏi lý do, Mẹ nói: "Sợ thằng Hai gọi về mà không gặp được".


Thế giới thu nhỏ ở Đức (ST: Đạt)

Mời cùng du lịch vòng quanh thế giới!

Thi Gan Nơi Cửa Phật (ST: ĐB)

Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật.
[IMG]Hình minh họa
Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan.
Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt hư người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất. 

[IMG]
Hình minh họa

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Giúp người được gì thì cứ giúp (KQ)


Vợ chồng tôi mua được mảnh đất ở “hóc bò tó”, khi về quanh nhà còn đầy tre pheo. Đầu đường còn khu đất tha ma, mộ chí san sát. Mảnh đất khá to nhưng rẻ. Vậy cũng đã gần hai chục năm. 
Nhà ngay ngã ba đường, đông người qua lại. Bà con nghèo quanh xóm, ai muốn bán gì thì cứ dựa lưng vào cổng, vào tường rào nhà tôi mà bán. Nào hủ tiếu, nào cá biển, nào bánh cuốn… Nếu có óc làm ăn chắc nghĩ ra cách làm tiền. Nhưng chúng tôi chả bao giờ nghĩ “thu tô” của họ, ta chưa sử dụng làm gì thì cứ cho họ có chỗ kiếm sống. Đi qua chỉ cần 1 cái gật đầu chào hay nhoẻn miệng cười là vui.

Truyện rất... ngắn 2 (ST: KC)

4. Sống ở đời (Phạm Quốc)
       Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: 
"Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trể con ạ".      
Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: "Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại rộng lượng với người khác con ạ!".

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời (Huỳnh Văn Úc)



Tờ Thời báo New York chạy trên hàng tít một bài báo của mình: Đất nước giàu đất đai đang thu hút người lao động từ đất nước giàu có về nhân lực. 

Món ngon cuối tuần: Các loại bún của ba miền (ST: Đạt)


Không đâu như ở Sài Gòn, chúng ta cảm nhận rõ hương vị cùng sự phong phú của hơn 20 món bún trải dài khắp mảnh đất hình chữ S.
Bún thang
Cầu kỳ, công phu trong khâu chọn nguyên liệu, chế biến, bún thang được nâng tầm như một món bún xuất hiện trong các dịp quan trọng chứ không mang tính phổ biến như các món bún khác.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Bài thuốc gia truyền trị rối loạn tiền đình, thần kinh tọa,tê bại,rối loạn,suy nhược nội tạng,nâng cao tuổi thọ (Đàm Thơ, Cà Mau)

Vừa tìm lại được toa thuốc gia truyền trị rối loạn tiền đình, thần kinh tọa, tê bại, rối loạn,suy nhược nội tạng, nâng cao tuổi thọ. Xin ghi lại gửi BT5 nhằm bổ sung cho toa thuốc mà BT5 đã đăng.
1/   Đỗ trọng  3 chỉ    
2/ Xuyên khung  2 chỉ    
3/ Cường hoạt   2 chỉ
4/ Tần giao   2 chỉ
5/ Sa sâm  5 chỉ       
6/ Ngọc trược  2 chỉ     
7/ Cam thảo     2 chỉ
8/ Phòng phong 2 chỉ
9/ Tác nhân 5 chỉ       
10/ Bắc cao kỷ 5 chỉ    
11/ Tục đoạn 2 chỉ
12/ Thục địa 3 chỉ
13/ Tiền hồ 3 chỉ       
14/ Phục linh   3 chỉ     
15/ Trần bì  2 chỉ
16/ Ngưu tất  3 chỉ
17/ Bạch thượt 3 chỉ  
18/ Linh tiền  5 chỉ        
19/ Nhục quế  9 chỉ
20/ Đại hồi 3 chỉ
21/ Đại táo  6 chỉ       
22/ Mộc hoa 2 chỉ        
23/ Dương dâm quác (hoắc?) 1 lượng
24/ Chánh đơn quy 1 chỉ  
25/ Song trực (sao) 3chỉ  
26/ Dọc hoạt 3 chỉ
27/ Bạch truật 3 chỉ
Ngâm vào với 3 đến 4 lít rượu 40 độ và 1 lượng đường phèn. Cho rượu vào trước, 3 đến 4 ngày sau hãy cho đường phèn vào. Ngâm trong 2 tháng, hạ thổ được càng tốt. Đang trị bệnh, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Để bồi
dưỡng, ngày uống 1 lần sau bữa ăn chiều. Mỗi lần uống một chung nhỏ (chừng một muỗng canh). Khi rượu tới cữ, rót ra từng xị uống cho bình rượu khỏi bị hả hơi. Điều cần là sự kiên trì.
Chúc mọi người dồi dào sức khỏe, luôn yêu đời!

Lên Trung Giã thăm Trương Vĩnh Phúc (Quang Việt)

Phương tiện "hạt dẻ" nhất. Xe thật vắng.
Thực hiện lời hẹn với vợ chồng Phúc từ hôm 27/7, khi đến đón Phúc lên Mỹ Yên thăm thầy Đại Thành; hôm nay, 24/10/2012 "đội hình hôm trước" đã "khăn gói quả mướp" lên thăm gia đình Phúc. 
Có được chuyến đi là do có sự cố gắng không mệt mỏi của Ngô Vinh. Bạn đã xếp kế hoạch đến 3 lần, mỗi lần đều thông báo cụ thể cho từng thành viên, vậy mà 2 lần trước, cứ đến sát ngày đi lại có trục trặc, lại phải sorry. Và lần này, đội hình cũng vẫn không trọn vẹn: thiếu Tạ Minh. Như vậy thành phần đoàn đi hôm nay gồm: Ngô Vinh, Dũng Triệu, Hoàng Việt (K5), Thắng Híp (K6) và Quang Việt (K2). Hai vợ chồng bạn háo hức từ hôm trước. Dọc đường đi, liên tục hỏi "đến đâu rồi?".







Truyện rất... ngắn (ST: Kháng Chiến)


Mỗi chuyện có những áng văn rất ngắn gọn nhưng ý tưởng xúc tích, khiến người đọc phải suy tư.

1. Mẹ tôi! (Vương Thị Vân Anh)
       Mẹ tần tảo cho tôi khôn lớn, vai Mẹ nặng hơn khi tôi vào đại học.
       Ba năm đại học xa nhà, tuần nào tôi cũng viết thư cho Mẹ, Mẹ cầm thư tôi mà rớt nước mắt, vui thật nhiều nhưng Mẹ tôi có biết tôi nói gì với Mẹ đâu.
       Mẹ tôi không biết chữ!

Ghi lên cát, khắc lên đá (ST: Đạt)

Bạn Trần Thanh Phong đã chuyển thể truyện ngắn đầy tính triết lý do Hồ Bá Đạt sưu tầm!

Những câu chuyện về cuộc đời nhà cách mạng Trần Đăng Ninh


Kỳ 2: Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh trong ký ức người ở lại
Khi nhà cách mạng Trần Đăng Ninh mất, ông dặn dò vợ con: sau khi ông mất, lập tức phải trả lại biệt thự, trả lại xe cho Nhà nước, vì đó là nhà của công, xe của công. Đến tận lúc chết, dù biết mình sẽ phải để lại cuộc đời người vợ trẻ và hai đứa con côi còn nhỏ dại, ông vẫn không hề nghĩ đến việc tơ hào một đồng, một xu của công, để vun vén cho cá nhân mình.

Vợ chồng nhà cách mạng Trần Đăng Ninh – những ngày ở Việt Bắc
Khi đi tìm những tư liệu về nhà cách mạng Trần Đăng Ninh, ngoài Thiếu tướng Nguyễn Hữu Lê- người từng là thư ký của ông, tôi đã có cơ hội gặp gỡ người bạn thân thiết của gia đình ông bà – bà Phan Thanh Hòa. Sau ngày Trần Đăng Ninh mất, theo nguyện vọng của chồng, bà Nguyễn Thị Hồng trả lại ngôi biệt thự trên phố Phan Đình Phùng, rồi đưa con cái đến sống trong một căn hộ tập thể nhỏ. Mãi sau này, bà và các con mới được cấp một ngôi nhà riêng trên phố Lý Nam Đế. Ngôi nhà đó chỉ cách ngôi nhà của bà Phan Thanh Hòa có mấy bước chân, nên có thể nói bà Hòa là người chứng kiến nhiều nhất cuộc sống gia đình Trần Đăng Ninh sau khi ông qua đời.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Giỗ AHLS Nguyễn Văn Trỗi

Ban thờ anh.

Lớp lớn thắp hương trước.




Lớp Trỗi út và anh Định bên ban thờ.

Anh Tư Dũng, chị Quyên và Trỗi con nhớ anh.
Anh Trỗi hy sinh ngày 15/10/1964, tức 10/9 âm. Một năm sau, trường ta - nhà trường đầu tiên ở miền Bắc XHCN - được mang tên anh. Trong Nam có trường của TW Cục ở R.
Cứ đến ngày 10/9 âm lịch hàng năm, chị Phan Thị Quyên lại tổ chức đám giỗ anh Trỗi tại tư gia. Năm nào, bạn Trỗi tại TpHCM cũng được mời dự. "Giỗ này, anh chị chỉ mời khách của gia đình và thầy trò 2 trường Trỗi của miền Bắc và TW Cục miền Nam; chứ không mời quan chức", chị Quyên tâm sự khi chúng tôi đến.

Tốp các anh k2 (Lương Việt, Tài Chung), k3 (Dũng "bạc"), k4 (Dương Minh, Vũ Định, Trung Liêm), k5 (Kiến Quốc, Phan Nam, Nhất Trung, Đông Nhân), k6 (Duy Đảo, Tâm) đến trước; sau đó là cánh k8 (Bá Đạt, Đức Hải, Phan Công). Anh em lên thắp hương cho anh Trỗi. Quân ta được chị dành cho 2 bàn. Anh Lời, bạn chiến đấu cùng bị bắt và đuọc anh Trỗi nhận hết tội về mình cùng anh Lê Hồng Tư "tử tù" và chị Nguyễn Thị Châu cũng có mặt.

Anh em cụng li tưởng nhớ tới anh Trỗi. Mọi người bàn nhiều chuyện, nhưng khi đến chuyện chính trường thì suỵt suỵt kẻo anh Trỗi dưới đó buồn.
Anh Tư Dũng đi khắp các bàn: "Làm xong việc rồi về nghỉ là thanh thản, chả tham gia chuyện đó mà làm gì". Đúng là cái tình là sống mãi!

Thư gửi cháu lớp trưởng (hay bài học về liêm sỉ) (SGTT)


Tht tiếc là tên cháu ch được viết tt bng ch L gn ln, trong mu tin: “Làm lp trưởng, không may b mt 500.000 đng tin qu lp, em Nguyn Th L. (sinh năm 1997, hc lp 10 trường THPT Tin Phong, huyn Mê Linh, Hà Ni) đã ung thuc dit c t t”. 

Có l cháu chưa đc Albert Camus, người tng viết: “Ch có mt vn đ triết lý thc s nghiêm chnh, đó là t t. Xét xem đi đáng sng hay không là tr li cho câu hi cơ bn ca triết hc”.

Có l cháu chưa tin người ln có th cướp đi mt lượng tài sn công ln gp hàng vn ln con s na triu đng qu lp kia mà không mt chút áy náy.

Có l cháu chưa biết mình có th đơn gin là ra trước lp xin li ri t chc, thì mi vic xem như khép li.

Cháu ch biết là mt lp trưởng mà làm mt tin bn hc, thì đó là ni ô nhc. Và trong nhng cách đ chng t mình trong sch, cháu quyết đnh chn cái chết, mt hành đng có sc thuyết phc tuyt đi.

Cháu tht di dt, bi khi chn cái chết, câu tr li ca cháu cho câu hi Camus tng nhc đến, tr trêu thay chính là: mt người t trng như cháu, đáng sng biết chng nào!

Ra đi trong ngày tôn vinh ph n Vit Nam, trong ý nghĩa dám chết cho điu mà mình tin là đúng, cháu xng đáng là con em huyn Mê Linh, hu du hai bà Trc, Nh.

Thôi thì c cho L. là ch viết tt ca Liêm Khiết.

Xin vĩnh bit công dân Liêm Khiết ca tương lai.
(Nguồn: SGTT)

Đoàn trường dự kỉ niệm 80 năm Đại học Sư phạm Quảng Tây

Thứ bảy tuần trước, tại nhà Trưởng ban Bùi Vinh, BLL nhà trường đã họp và chốt mấy vấn đề:
1. Chuẩn bị xuất bản Tập 4 Sinh ra trong khói lửa nhân kỉ niệm 50 năm Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi.
2. Chuẩn bị xuất bản Kỷ yếu 50 năm (trên cơ sở các khóa).
3. Hoạt động hiếu hỷ, tri ân thầy cô. (Đầu tháng 11 sẽ tổ chức du lịch hồ Hòa Bình, thăm đảo Cối say gió của  cựu học sinh k2, k3).
4. Nhận lời mời của Trường ĐHSPQT, BLL cử đoàn đại biều tham dự gồm 5 người: Thầy Vũ Xuân Thăng, cô Nguyễn Thúy Lan, anh Nguyễn Lương Sơn k2, anh Nguyễn Thanh Hải k3 và Nguyẽn Việt Hằng k7 c11. Thời gian: cuối tháng 11/2012.

Thăm cô Thục

Cô, trò hôm nay.
Sáng 23/10, trên đường đến nhà chị Quyên, tôi  cùng anh Dũng "bạc" k3 ghé thăm cô. Cô kể vừa đi điều trị ngoài HN về, được bạn Mẫn và các chị k3 (Hòa Bình, Thu Lương...) tới thăm. Hôm rồi họp mặt k4 có không dự được, Dương Minh đã đưa Võ Hạnh Phúc, Văn Tuyết Mai từ HN vào đến thăm cô. Cô bảo, tình cảm thầy, trò trường Trỗi thật đáng quý.
Cô yếu hơn trước, đi lại chậm, lại bị suy thận, ít ngày nữa sẽ vào nằm viện. Sau khi chúng tôi chia tay cô, cánh k8 Hồ Bá Đạt, Phan Công, Đức Hải cũng vào thăm cô. Cô tiếc là năm nay ốm nên không đến thắp hương cho anh Trỗi được.
Hôm nay thầy Trọng đã hẹn đi đám giỗ anh Trỗi nhưng phải stop vì bị bỏng bô xe máy. Đúng là thầy cô chúng ta ngày 1 già. Mong cho tai qua nạn khỏi!

Yêu thương và được yêu thương (ST)

Mời vào video clip đã chuyển thể!

Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh – vị “Bao công” có tình có lý của Việt Nam (Kỳ 1, đăng trên phụ san Đang Yêu)



Năm 1955, khi mới 45 tuổi, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh (Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp – nay là Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng) – đã qua đời sau một cơn bạo bệnh. Được ví như “Bao công” của Việt Nam, người luôn có những cách giải quyết sáng suốt, công bằng, có tình có lý, nên Thượng tướng Trần Văn Trà kể rằng, sau khi Trần Đăng Ninh qua đời, mỗi khi có sự kiện gì phức tạp xảy ra, đúng sai chưa rõ ràng, ông và nhiều cán bộ lại bảo nhau: “Đảng ta phải có những người như anh Trần Đăng Ninh”!

“Đỉnh Olympia” ở đâu mà…lên (?!) (Trần Đình-Berlin)


                                                                                                          
Con gái Phương Hiền của tôi từ ngày đầu tiên vào học lớp một, đã được biết đến trong cuộc trao đổi của tôi với cô giáo chủ nhiệm dạy môn Tiếng Đức với chủ đề „ không có việc luyện viết chữ đẹp“  theo kiểu cô giáo cầm tay uốn trò viết theo (vì xã hội Đức coi chữ viết là nét riêng cá nhân cần được tôn trọng!). Rồi sau này khi lên học lớp 7, cháu đã hỏi ý kiến bố việc đăng ký ứng cử chức danh „phát ngôn viên của lớp“. (Đức không có khái niệm „Lớp trưởng“). Quá trình học của Phương Hiền sau này, do bố viết bài lên báo „Vào lớp một„ và „Lớp trưởng kiểu Đức“, rất được các cô chú, bè bạn của bố ở Việt Nam quan tâm. Thấm thóat đã mười mấy năm!

Một sưu tầm thật công phu: MỤC LỤC MẸO VẶT HAY (ST: Đạt)



Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Ngục Đắk Mil, Đắk Nông giam giữ nhiều cha mẹ bạn Trỗi

Từ tin nhắn của Nguyễn Trung Quốc k7, BT5 đã tìm và link bài này. Nơi đây thời Pháp thuộc, nhiều phụ huynh Trỗi: cụ Trần Văn Quang, Nguyễn Tạo, Lê Nam Thắng... từng bị giam giữ.
Mời đọc!

Trong mắt nhiều người nước ngoài, du khách Việt Nam ồn ào, ăn tham và thích xả rác bừa bãi. (ST: Đạt)

Khách Việt ăn tham?

Mới đây, một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. 


Từ bức ảnh, không khó để nhận ra tác dụng của dòng chữ Việt được viết trên chiếc bảng là để “cảnh báo” những vị khách Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht (bạt) đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.
 

Bức ảnh đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên đại đa số đều cảm thấy xấu hổ khi người Việt bị “phân biệt đối xử” nơi đất khách như vậy.

Đường lại thông, hè lại thoáng

Hai ngày rồi vào .blogspot không được. Đêm qua thì "lý thông" rồi. Có mẹo nhỏ bày anh chị em lần sau có "bi năng tắc" thì dùng, còn nhanh hơn cả Webwarper.net.
Bạn ĐB bày mẹo:

1. Vào đường dẫn sau"
https://chrome.google.com/webstore/search/stealthy
Click chuột download. 
2. Góc trên bên phải sẽ có biểu tượng "máy bay phản lực màu đỏ", nhấp chuột trái vào đó sẽ chuyển sang màu xanh. Điền tên blog là OK.
3. Sau này khi mở máy, chiếc máy bay màu đỏ luôn hiện, click vào là "nại OK".

Sergei Udaltsov (Huỳnh Văn Úc)



Sergei Udaltsov là người thuộc phe đối lập chính trị ở Liên bang Nga, sinh năm 1977 ở Moskva, năm 1999 tốt nghiệp Khoa Luật Học viện Vận tải Đường thủy và sau đó là luật sư của tờ báo Glasnost (Công khai). Anh là thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên đỏ tiền phong thuộc Mặt trận Cánh Tả (Лeвый Фронт) đồng thời cũng ở trong ban lãnh đạo của Mặt trận này. Mặt trận Cánh Tả là tổ chức của những người chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, thành lập ngày 18/10/2008. Khẩu hiệu của Mặt trận : " Chủ nghĩa xã hội hay là chết! ", bài hát chính thức là Quốc tế ca, website là leftfront.ru. Tình yêu nhiệt thành của Sergei Udaltsov đối với chủ nghĩa xã hội đã khiến anh hắt nguyên một cốc nước vào mặt Gorbachev khi ông này bước xuống từ một diễn đàn chính trị dành cho thanh niên ở Moskva (Interfax đưa tin ngày 13/10/2005).

Người Việt Ăn Uống Thế Nào? (Trần Văn Khê)





Người Việt Ăn Uống Thế Nào và Cách Nấu Nướng Khác Với Người Trung Hoa Ra Sao?

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi:

Người Việt Nam ăn uống thế nào ? Hay là cách nấu ăn của người Việt có khác người Trung Quốc hay chăng? Vì đó chỉ là những phần nhận xét đã được nhanh chóng đúc kết để đưa ra những câu giải đáp kịp thời chớ không phải do một sự sưu tầm có tính cách khoa học. Trong câu chuyện, một vài bạn trong báo Tuổi Trẻ thấy nhận sét sơ bộ của tôi có phần nào lý thú, nghe vui tai nên nhờ tôi ghi ra thành văn bản. Nể lời các bạn, tôi xin gởi đến các bạn đọc vài mẩu chuyện có thật về cách ăn và nấu ăn của người Việt chúng ta, và xin các tay nghề nấu ăn trong nước đừng cười tôi dốt hay nói chữ, dám múa búa trước cửa Lỗ Bang, đánh trống trước cửa nhà Sấm.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Ca khúc của Trịnh: Như cánh vạc bay (ST: Thủy H42)

Mời nghe!

Chữa nấc cụt (ST)

Khi không tôi mắc chứng ( Nấc cụt ) ngày đầu thì bị sơ sơ , qua ngày thứ 2 bị dày hơn , được trị nhiều cách theo kiểu nhân gian nhưng vẫn không bớt , qua ngày thứ 3 thì liên tục , không ăn được , không nằm được , rất khó chịu và rất mệt , tôi đi khám bác sỉ , BS , không nói tại sao , chỉ cho toa mua thuốc , uống không hết mà nặng thêm lên .

Hai lần vinh danh (Huỳnh Văn Úc)


Voina (Война) là một nhóm hoạt động nghệ thuật đường phố ở Moskva, nổi tiếng với những hành động phản kháng bằng nghệ thuật của mình. Nhóm được thành lập ngày 23/2/2007. Những người sáng lập là Natalia Socon, Oleg Vorotnhicov, Piotr Verzilov và vợ ông là Nadejda Tolokonhikova với sự hỗ trợ của họa sĩ Oleg Kulik. Vào lúc cao trào nhóm có khoảng sáu mươi thành viên, trong số đó có  nhà thơ, họa sĩ, nhà báo, sinh viên. Ngay sau ngày thành lập nhóm Voina đã có những hoạt động sôi nổi lôi cuốn sự chú ý của công chúng nhân ngày 1/5/2007 được tiến hành ở Quảng trường Xecpukhovskaia ở Moskva.


Những kiến trúc kì dị (ST: Đạt)


Ngôi nhà nhảy múa (Dancing House) được đánh giá là một trong những cao ốc gây tranh cãi nhiều nhất ở Prague, Cộng hòa Czech. Dancing House được thiết kế bởi một kiến trúc sư tài danh đến từ California (Mỹ).
Ngôi nhà nhảy múa (Dancing House). Ảnh: Admea

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Chuyện về Bác Hồ (theo lời kể ông Hoàng Tùng)

Nguyễn Ái Quốc – Hồ chí Minh đã xuất hiện trong ngày 2 tháng 9 đàng hoàng và giản dị. Người đọc Tuyên ngôn Độc lập rõ ràng, giọng ấm cúng rất gần gũi với nhân dân. Từ đấy uy tín của cách mạng, của Việt Minh, của Đảng (tuy Đảng lúc đó chưa ra công khai) mới lan rộng. Sự thật thì các thế lực phản động cũng đã biết rõ. Tưởng, Pháp, Mỹ đã biết từ trước người đứng đầu lực l ợng cách mạng là ai. Cánh Việt Quốc, Việt Cách cũng biết. Bọn chúng đều tập trung vào thực hiện âm mưu đánh đổ chính quyền của Đảng cộng sản, của Hồ Chí Minh, đưa Việt Quốc, Việt Cách lên cầm quyền. Mũi nhọn đả kích của kẻ thù bên trong và bên ngoài đều chĩa vào Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản. Chúng lôi kéo Bảo Đại, tập hợp các lực l ợng phản động chiếm Yên Bái, Vĩnh Yên, Hải Ninh (Móng Cái).

Thành ngữ tiếng Anh về Bí quyết tuổi già (ST)


The Secrets of Old Age
Before middle age – Do not fear! 
After middle age – Do not regret! 
Enjoy Your Life While You Can 
 
Bí Quyết của Tuổi Già
Trước khi đến tuổi trung niên - Đừng sợ hãi !
Sau tuổi trung niên- Đừng tiếc nuối !
Hãy tận hưởng cuộc đời khi có thể


 

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Quê em ở Hà Lội mở rộng mới đau (Liễu Hưng)

Trưa nay được Khánh Hòa mời cơm với "ní do": hạ cánh an toàn. Quanh chủ đề về hưu, Hòa nói có 4 dạng về hưu: hưu hắt, hưu nai, hưu trí, hưu...
- Hắt là về rồi mà chả có bạn bè nào đến chơi, dù đạn bom rất nhiều (ấy là lũ cán bộ công chức bây giờ);
- Nai là vì có chuyên môn nên về hưu vẫn được mời đi cày lấy tiền nuôi vợ con (nai lưng ra cày, giống như hắn bi giờ);
- Trí là dù về hưu nhưng chuyên đi vui chơi, giải trí (Hòa nói, như ông bạn thân gần nhà hắn, hết chơi bóng đá đến đi bơi và tham gia 1 lô hội hè)...

Vợ chồng anh Ba Hưng còn góp chuyện cười chảy nước mắt. Chuyện là 2 ông bà đi mua thêm ít gạch lát nhà. Thấy có đại lí gạch ngói gắn biển Mỵ Nương liền dừng xe. Ông anh vốn vui tính, đùa với cô chủ người nung núc những thịt là thịt:
- Thấy biển đề Mỵ Nương, chắc em có họ hàng gì với Vua Hùng hay Sơn Tinh?
- Dạ.
- Em tên Mỵ Nương à?
- Không, em tên nà Mỵ Lương.
Nghe giọng Bắc ngon lành, bà Liễu đứng cạnh, chen vào:
- Thế quê chị ở đâu?
- Dạ, Ba Vì... Hà Lội mở rộng mới đau em chứ!
(Nghe em Lương nói thế thì đúng là đau thật!).

Lại nữa, tiện xuống Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển làm "thủ tục cuối cùng" cho vợ Tuyên, anh Ba và Trung Nghĩa tìm hộp tro của Lê Bình để thắp hương. Hỏi nơi đặt tro, cháu gái công nhân ở đó bảo: "Chú tìm hàng N à? Phía cuối kia". Đi cả trăm mét, xuống tìm không thấy. Quay lên hỏi lại thì cô ta mắng mỏ:
- Vậy chú tìm N cao hay N thấp?
Nghĩ bụng làm chó gì có N cao hay thấp mà là L và N, thôi thì cũng phải chiều "trình độ văn hóa nùn" của cháu: "Ừ thì N cao". (Bạn ta chả là Lê Bình). Cháu chỉ 1 phát ăn ngay. Hai anh em thắp hương cho Lê Bình rồi kể chuyện này cho bạn. Chắc dưới đó Bình cũng cả cười.

Bài học từ con gái

1. Đèn đỏ. Kít, phanh lại. Nhưng ngã 5 Nơ Trang Long, Phan Văn Trị, Chu Văn An nó xeo xéo, vạch đường cho người đi bộ cách xa cột đèn đến 6-7m, vậy là đánh tay lái lách lên. Con gái ngồi sau lập tức "cô nhắc":
- Ba này, dừng xe trước đèn đỏ chứ sao lại vượt lên?
- Ừ, ba xin lỗi.

2. Xe phải gửi gara chú em, vì có việc nhà nên đánh về, sáng chủ nhật lại đi gửi, tiện đưa con đi học thêm. Gần đến nhà cô thấy bạn con đứng đầy ngoài đường, con nói: "Ba dừng xe ở đây, con đi bộ". Hiểu con muốn nói gì.

3. Con tham gia Giải Bóng bàn học sinh Tp. Là con gái nên không máu như con trai, tuy đánh cơ bản tốt nhưng bị loại vì 1 bạn rất ất ơ. Dọc đường về nhà cư tấm tức: "Tại con nên Bảo Thy (cặp với cháu) mới thua tiếp trận sau. Con chả được cái tích sự gì". Phải động viên, thi đấu thể thao thắng, thua là chuyện bình thường; ở đời giỏi mấy cũng có người giỏi hơn, cái cần là sau thất bại thì mình còn máu chiến thắng hay không!

Giỗ đầu cụ Lê Trọng Nghĩa

Chiều hôm kia nhận được điện thoại của anh Dũng bạc k3: "Đến dự giỗ đầu của ông già nhé", "Vâng, nhưng sao nhanh quá anh, 1 năm rồi". Đến nơi đã thấy đông khách, có 1 bàn dành riêng cho Trỗi. Nào các bác k3 Tuấn Linh, Anh Minh, Đoàn Bình, Trịnh Thành Công, Tạ Chiến, Trình Mạnh Đức và Tạ Thắng k6... Bà ngồi xe lăn nhưng rất mạnh khỏe.
Vừa ngồi vào bàn, Tuấn Ngọ k6 đã giới thiệu, đây là bạn ông già! Phải cải chính ngay: chú, cháu sáng nào đi thể dục cũng gặp nhau, thăm hỏi; cụ chả lên chùa tập và trò chuyện với sư trụ chì. Một năm trôi qua quá nhanh.
Trước khi cụ đi, cụ dặn lại con cháu: "Nhớ hóa thân cho bố - đỡ tốn đất của dân, lại không ô nhiễm môi trường; mà nhớ đưa tao vào Tịnh xá Trung tâm ngay gần nhà, chúng mày không hương khói được thì đi ngang qua là thấy tao, mà ngày nào nhà chùa cũng thắp hương, tụng kinh. Sướng chán".
Con người cả thời trai trẻ, sung sức đi theo lí tưởng của Bác, hết chiến trường náy đến mặt trận kia, khi về già lại lấy Kinh nhà Phật làm nơi soi lại cuộc đời. Cụ ra đi nhẹ thênh!

Có 1 ước mơ (ST: Trung Quốc k7)

Anh ước chi 1 thảo nguyên đầy... chó
Một nông trường bát ngát là mơ xanh
Một dãy Trường Sơn trồng đầy xả, ớt
Một dòng sông chứa đầy rượu pha cồn
Hồ mắm tôm hàng ngàn hũ vây quanh
Để nơi ấy tháng ngày anh tu luyện
Xa bụi trần và quên lãng bóng hình em!

Phan Huyền Thư lên tiếng sau bài báo chấn động về cha (ST)



Nhạc sĩ Phan Lạc Hoa.

Con gái NSND Thanh Hoa cho biết, một số chi tiết trong bài báo mang tính chất 'nghe hơi nồi chõ' và phỏng đoán về nhạc sĩ Phan Lạc Hoa.

Nhà thơ Phan Huyền Thư nói như vậy về nội dung bài viết đang gây chú ý cực độ mấy ngày gần đây xung quanh cái chết bí ẩn của cha mình, nhạc sĩ Phan Lạc Hoa.
30 năm sau cái chết chấn động của người nghệ sĩ tài năng Phan Lạc Hoa, câu chuyện cũ lại được xới lên lần nữa qua lời kể của bác sĩ Sao Hồng, cậu sinh viên thực tập khoa Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai ngày nào. Ông từng có thời gian chăm sóc Phan Lạc Hoa những ngày bạo bệnh và có những kỷ niệm, những năm tháng không thể quên với người nghệ sĩ này. 


Võ Dũng, bạn tôi (tiếp) - KQ


Trở về Nam chiến đấu
Võ Dũng – bạn tôi theo đoàn quân “xẻ dọc Trường Sơn” về Nam. Lúc đi xe qua những cánh rừng đã bị bom phạt hết cây cối, khi hành quân bộ qua những dốc, những đèo... Ngày hành quân, đêm nghỉ ở các binh trạm dọc đường. Trong đoàn có nhiều cán bộ, cả văn nghệ sĩ, có cả những cặp vợ chồng. Vợ chồng anh Long, chị Phương, đi cùng đoàn với Dũng sau này kể lại: “Dọc đường hành quân rất vất vả, nhưng Dũng rất vui vẻ và sẵn sàng giúp mọi người. Khi thì đeo hộ ba lô, lúc quàng thêm khẩu súng, tới đâu cũng kể chuyện vui ngày đi học để quên đi vất vả…”. Chẳng ai nghĩ một chàng trai có tiếng nghịch ngợm như Dũng, khi vào chiến trường, lại hòa nhập như thế.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Trở về với dòng... suối tuổi thơ (Quang Việt k2)

Ai cũng có 1 thành phố tuổi thơ, 1 dòng sông tuổi thơ; còn lính Trỗi chúng tôi thì lại có 1 dòng suối tuổi thơ. Ấy là những năm học lớp 9 rồi 10, Cao Chùa, An Mỹ là địa điểm chúng tôi được bà con đùm bọc, cho sống chung 1 mái nhà để ngày ngày đến lớp. Kỉ niệm ấy mãi không quên, và hôm rồi đã trở về thăm An Mỹ, thăm dòng suối tuổi thơ...
Mời xem phóng sự!
Chờ nhau ở cổng Ciputra.



Ngày 18/10/2012, nhóm 9 bạn Trỗi K2 đã có cuộc “về nguồn” thú vị.  Đích tới của chuyến đi là thôn Cao Chùa - xã Mỹ Yên - Đại Từ -Thái Nguyên. Trỗi K2 rất gắn bó với mảnh đất này. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1966, đại đội 9 (Trỗi khóa 2)  đã được bố trí ở nhà dân tại thôn đây. Dù chỉ ở với đồng bào có 3 tháng nhưng tình cảm giữa Trỗi K2 với dân ở đây vô cùng sâu sắc và thắm thiết.  Thành phần đoàn đi hôm nay gồm 4 nữ (Thái, Chung, Hòa, Minh) và 5 năm (Kỳ Minh, Thắng Tụt, Phú Thành, Mạnh Lương và QV). Trong số đó, mình (QV) về Mỹ Yên đến cả chục lần rồi, mà lần đầu tiên là vào năm 1996 sau khi rời khỏi đó đúng 30 năm. Chu Kỳ Minh và Mạnh Lương đã về lại Cao Chùa 1-2 lần. Với Phú Thành và 4 bạn nữ thì đây là lần đầu tiên sau 46 năm mới trở lại đất này (chỉ có Thái là đã một lần đi với cậu em Hữu Thành (K4) lên Mỹ Yên nhưng không vào Cao Chùa).

10 bí quyết sống lâu (ST: Đạt)

Cực kì đúng! Mời  xem!

Lò vi sóng có thực sự gây hại cho sức khỏe? (ST: Quang Việt)


Liệu đúng hay không việc nấu bằng lò vi sóng gây ảnh hưởng xấu tới thức ăn và những thứ xung quanh? Liệu các bức xạ phát ra từ lò vi sóng có gây hại?
Việc lò vi sóng có phát ra bức xạ là đúng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều loại bức xạ khác nhau và các tia bức xạ của lò vi sóng có cường độ yếu hơn cả tia gamma. Do đó đừng lo lắng về việc bức xạ của lò vi sóng gây đột biến. Lò vi sóng không gây hại nếu cửa lò đã đóng trong quá trình đun nấu. Hiện nay không có loại lò vi sóng nào cho phép nấu nếu cửa chưa được đóng chắc chắn.

Truyện ngắn: Món qùa qúy gía nhất (ST: Đạt)


 Tôi muốn bắt đầu câu chuyện này bằng hai từ ngày xửa ngày xưa...Ngày xửa ngày xưa... có một người nhà giàu, rất giàu. Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Võ Dũng, bạn tôi

Cháu Tô Lan Hương mời viết bài về chú Võ Dũng. Tôi đã cố tổng hợp những gì được nghe Hiếu Dân kể lại cùng câu chuyện chú Sáu tâm sự với cánh Trỗi, cả thông tin từ Trần Phong và viết. Bài được đăng trên phụ san Đang Yêu của Phụ nữ Thủ đô. Mời cùng đọc! (KQ)



Chuyện qua những người thân về người con trai cả của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mất vợ và 3 người con trong chiến tranh. Một trong 3 người con của ông là bạn của chúng tôi – Võ Dũng – người bạn học ở trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Võ Dũng là một trong 30  học sinh và thầy giáo Trường Thiếu sinh quân hy sinh, là một trong những niềm tự hào của học sinh trường Trỗi!
Võ Dũng, Hoàng Sùng, Nguyễn Bình hè 1967, Quế Lâm, TQ.
(Ảnh Nguyễn Bình lưu giữ mới tặng lại anh em năm 2012).
Võ Dũng, bạn tôi thuở ấy
Ngày 5/8/1964, sau Sự kiện Vịnh Bắc bộ, đế quốc Mỹ bắt đầu chiến tranh phá hoại ra miền Bắc XHCN. Tháng 3/1965, chúng mở rộng chiến tranh phá hoại, tăng cường những cuộc không kích ném bom các tỉnh miền Bắc. Bọn trẻ chúng tôi khi đó tuổi mới 12-13 (có cha mẹ là cán bộ trung, cao cấp trong và ngoài quân đội đang chiến đấu, công tác ngoài chiến trường) được tổ chức cho đi sơ tán xa thành phố, tránh bom đạn. Ngày đầu ở gần Phố Thắng, Hiệp Hòa, Hà Bắc (nay là Bắc Giang).



Putin yêu cầu nâng hợp tác quân sự với VN (ST)

Mời đọc!

Mộc tồn (ST: ĐB)

Mộc là cây, tồn là còn; mộc tồn là cây còn... cây còn là con cầy... theo lối suy diễn "Đại Phong" của Trạng Quỳnh.

Mộc tồn là món cầy tơ,
Mắm tôm, mẻ, xả, lá mơ, củ riềng,
Húng thơm, húng quế giao duyên,
Bánh đa, chanh, ớt, nhóm liền lò than,

Chả chìa, thịt luộc bắt ham,
Tiết canh, sườn nướng, thênh thang lòng, dồi,
Xáo ninh, rựa mận đầy nồi.
Thêm tái áp chảo, lại thồi chả chiên,

Cạn chai rượu thuốc ngả nghiêng,
Quốc hồn, quốc túy, lưu truyền nhân gian. 


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Là con người phải biết xấu hổ ! (ST: QV)

Theo chân "ông Tây" nhặt rác quanh Bờ Hồ!


Tsakhiagiin Elbegdorj (Huỳnh Văn Úc)



Ông Tsakhiagiin Elbegdorj (sinh năm 1963) là Tổng thống đương nhiệm của Mông Cổ. Mông Cổ là một nhà nước đa đảng có 18 chính đảng cùng hoạt động. Hiến pháp năm 1992 của Mông Cổ quy định cơ cấu chính trị của nhà nước là dân chủ nghị viện, đứng đầu nhà nước là tổng thống với nhiệm kỳ bốn năm. Thời thế tạo anh hùng, không có những biến động chính trị bắt đầu từ năm 1990 làm cho Mông Cổ chuyển biến từ thể chế độc đảng  sang chế độ đa đảng thì không thể có chiến thắng của ông Elbegdorj ngày 24/5/2009 với vị thế là ứng viên của Đảng Dân chủ (MDP).








Đảo thiên đường: Cận cảnh biệt thự trên đảo thiên đường của tỷ phú lập dị (ST: Đạt)

Từng là nơi nghỉ chân của nhiều nhân vật nổi tiếng như Mariah Carey, Kate Winslet, Oprah, Jimmy Fallon và David Beckham, giá phòng trên hòn đảo này lên tới 42.000 USD mỗi đêm.
Kiến trúc trên đảo hầu hết được thiết kế theo phong cách Bali, với những căn biệt thự riêng biệt 3 tầng lợp mái cọ, nội thất gỗ và những con đường trải đá hộc.
Bali Lo, biệt thự giữa đảo với phong cách thiết kế đặc trưng của kiểu nhà không cửa, chỉ có bức tường rào ngăn cách nhà với đường.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Tư liệu về Bác Hồ (ST)

Xin giới thiệu các bạn một tư liệu về Bác Hồ qua lời thuật của ông Hoàng Tùng, người vừa qua đời. Bài viết có nhiều chi tiết thú vị. Bài này đăng trên Diễn Đàn (bên Pháp), và tôi sưu tầm về để các bạn nào không vào trang web có thể đọc được.

LTS của Diễn Đàn: Ông Hoàng Tùng, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên ủy viên Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đã từ trần ngày 19 tháng sáu 2010 tại Hà Nội, thọ 90 tuổi. Tên thật là Trần Khánh Thọ, ông sinh năm 1920, quê quán tại huyện Lý Nhân, Hà Nam. Tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi, lần lượt giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng : bí thư Thành ủy Hà Nội, bí thư Thành ủy Hải Phòng, xứ ủy viên Bắc Bộ, phó bí thư Chiến khu Tả ngạn Sông Hồng, phó trưởng ban Tổ chức trung ương, tổng biên tập báo Sự Thật, tổng biên tập báo Nhân Dân, phụ trách Văn phòng Tổng bí thư, trưởng ban Tuyên huấn trung ương, bí thư Trung ương Đảng.

SG đón bạn Hoàng Việt Dũng (Nhất Trung)

Chiều thứ bảy, mới hạ cánh xuống TSN, bạn Dũng đã được anh em k5 SG "chăm sóc" tại Nhà hàng Vườn Phố.
Thật vui vì lâu lắm mới gặp nhau, hơn nữa Dũng mang thông tin nóng hổi nhất về Lê Bình lâm bệnh và đột ngột qua đời tuần trước. Dũng thân thiết với cả nhà Lê Bình những năm sau này.









Tượng Phật từ tờ Di chúc của người đàn bà Pháp (ST: Đạt)




Tượng Phật làm bằng amber lúc mới đem về nhà Mẹ

Buổi chiều đi làm về, điện thoại nhà reo, người đàn bà Mỹ muốn gặp Mẹ tôi. Bà đưa điạ chỉ, ngày giờ gặp bà để trao cho Mẹ món đồ có người để lại trong di chúc. Mẹ nhìn điạ chỉ rồi lẩm bẩm: chẳng lẽ người đàn bà Mỹ gốc Pháp mà hơn 10 năm trước mẹ giúp việc đã qua đời.