Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Tiên tri của Trạng Trình (ST: Nguyễn Viết Tiến)

Kỳ này lại kể “hầu”các bạn một câu chuyện nữa về tài tiên tri của cụ Trạng :
Trạng có người học trò họ Bùi , người làng Trung Hàng huyện An Dương ( Kiến An ) rất thông hiểu việc quan lại , Trạng thường bảo :
- Anh ngày sau tất nhiên phát đạt !
Không ngờ Bùi Sinh lận đận mãi , ngoài 50 tuổi mà chưa làm nên công nghiệp gì , có ý không vui , thường nói vụng với bạn môn sinh rằng:

Giải đáp thắc mắc trong comment của ND (Tiến "gù")

Như tôi đã nói ở bài trước: Người ta hay “vận” Sấm Trạng Trình theo ý đồ riêng của “Ai” đó hay của “Một Nhóm Lợi Ích” rồi “giải” Sấm của Cụ theo cách mà họ cần .
Tôi xin trình bày một cách “có đầu , có đuôi” thế này:
Sấm Trạng Trình có cả thảy 487 câu nguyên bản ( sách cổ của Mai Lĩnh in năm 1939 cũng xác định như vậy ). Câu mà bạn ND hỏi là câu số 415, muốn biết có “vận” được vào cuộc tranh chấp Biển Đông hay không xin bạn biết cho là: Câu này đứng trong nhóm câu sau đây:
410- Cửu cửu kiền khôn dĩ định.
411- Thanh minh thời tiết hoa tàn.
412- Chức đáo dưng đầu mã vĩ.
413- Hồ binh bát vạn nhập Tràng An.
414- Bảo Giang Thiên Tử xuất.
415- Bất chiến tự nhiên thành.
Qua đây các bạn thấy ngay có phải nói về Biển Đông hay không?


Lang thang Phnompenh 3

Ngày thứ 4, sau khi ăn sáng và check out, đoàn đi chợ Đổi Mới ở trung tâm. Chợ được Pháp đầu tư xây lại. Có 1 khối vòm ở giữa rồi có 4 ống dẫn ra 4 hướng. Chợ bán lẻ, bán buôn, bên trong sạch sẽ, trật tự chứ không bẩn như chợ Bến Thành hày Đồng Xuân ở ta.
Chợ Đổi Mới.
Hiện nay 1$#4000R, 1000R#5500VND. Tiền ta mất giá quá. Đi chợ phải mặc cả, đến 50% vẫn bán. Đàn ông chỉ mua vài thứ lưu niệm, còn chị em thì cá Biển Hồ, đường thốt nốt, xà rông, áo pull...

Hòn Ðá Ném Ði (ST: Đạt)

Văn hào Nga Leon Tonstoï có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
"Có một người hành khất nọ ðến trước cửa nhà của một người giàu có ðể xin bố thí. Một ðồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, ðó là tất cả những gì người ãn xin chờ ðợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu ðã lấy ðá ném vào con người khốn khổ.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Hay như thế này mà không xem thì uổng (ST: Đạt)

Hà Nội nhìn từ toà nhà cao nhất
                
http://hanoi1000.vn/72/

Cầu Long Biên nhìn từ xa
                
http://hanoi1000.vn/longbien/

Đêm Sài Gòn huyền ảo:
                
http://panorama.vn/saigon/240/

Sài gòn nhìn từ toà nhà Bitexco
                
http://panorama.vn/saigon/3gpx/
( Dùng chuột di chuyển, bánh xe chuột - zoom ... )

Thành Phật rồi (ST: Bột)

Vợ tôi, khi người còn khỏe mạnh hay cùng tôi ði chùa lạy Phật. Vợ tôi và tôi vừa chấp tay lạy Phật thì nghe vị thầy tu ðang giảng ðạo-pháp thao thao bất tuyệt. Bổng có một bà cụ già bước ðến bên vị tu sĩ hỏi xin thầy ngừng ở ðây ðể cho bà hỏi thầy một câu. Vậy là người tu sĩ bỏ cuốn sách xuống và bắt ðầu quở trách bà cụ oang oang trên máy vi âm: "Tôi ðang thuyết giảng mà sao bà làm tôi cụt hứng không còn nhớ tôi ðọc ðến chổ nào nữa".. "Bà ...bà... bà...v.v... Bà không ðược làm như vậy nữa nghe chưa?".

Vu Lan (Huỳnh Văn Úc)

Ngày xửa ngày xưa ở nước Vệ tám phương yên tĩnh, mưa thuận gió hòa, ruộng đồng xanh tốt, chính trị công bằng, nhân dân no ấm, trăm họ hoan ca. Ở thủ đô nước đó có gia đình họ Cao Thế là một gia đình danh gia vọng tộc, người cha là Cao Thế Tổ giữ một chức quan lớn hàm nhị phẩm ở đô thành, người con trai là Cao Thế Dân không theo nghiệp cha mà lại sớm bỏ nhà vào chùa đi tu. Sự việc này có căn do của nó.

Lang thang Phnompenh 2

Đền, đài ở sân chùa.
Từ Hoàng cung có đường dẫn sang Chùa Bạc. Gọi là Chùa Bạc vì toàn bộ nền chùa được lát bằng mấy nghìn tấm bạc vuông mà toàn bộ khối lượng cỡ 5 tấn.
Tất cả những kỉ vật trong chuà được gìn giữ hàng trăm năm nay gắn liển những điển tích. Đặc biệt ỡ giữa chùa đặt tượng Phật nặng tới 90kg vàng và tượng Phật ngồi bằng ngọc nặng 15kg.
Tiếc là không được chụp ảnh bên trong chùa nên không thể giới thiệu cùng bạn đọc.



Nghĩ về mẹ

Đến viếng má Trần Thị Thanh trưa qua có đông anh em Trỗi và học sinh miền Nam.
Lúc truy điệu nghe Phó bí thư Quận ủy Q12 đọc điếu văn mới hay, 14 tuổi má đã vào Đoàn và làm liên lạc. Năm 1935 má đã là đảng viên CS. Từ ngày tập kết 1954, má không ngừng học hỏi; hết học làm y tá, lại học tiếp lên đại học. Về hưu má vẫn tích cực tham gia hoạt động khối phố. Với 95 tuổi đời và 76 tuổi Đảng, má hết lòng vì cách mạng và gia đình.
Thật cảm phục trước cuộc đời của má!

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Chuyện của Samurai (ST: Bột)

Một vị samurai ðến thu nợ của người ðánh cá.
Người ðánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nãm vừa qua thật tệ, tôi không có ðồng nào ðể trả ngài”.
Samurai nổi nóng, rút kiếm ra ðịnh giết người ðánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người ðánh cá nói: “Tôi cũng ðã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên ðánh nhau khi ðang tức giận”.


Xem pha biểu diễn tập thể ở Texas ngày 11/9/2011 (ST: Đạt)

Mời xem!!!

Lang thang Phnompenh 1

Trước tượng đài Quân tình nguyện VN.
Trưa 20/9, chúng tôi đến thủ đô Phnompenh.
Trước khi thăm Hoàng cung và Chùa Bạc, đoàn đến thăm tượng đài Quân tình nguyện VN tại CPC.
Trên quảng trường rộng ngay trung tâm là tượng đài hoành tráng. Tượng có 4 nhân vật: 1 bộ đội tình nguyện VN, 1 người lính CPC, bà mẹ CPC và 1 cháu bé.
Có 1 nhân viên bảo vệ luôn chuẩn bị hương cho khách thắp. Du khách tranh thủ chụp ảnh kỉ niệm và lên thắp hương cho các chiến sĩ quân tình nguyện đã hy sinh trên đất CPC.
Lên xe, hướng dẫn viên hỏi, 3 nhân vật lớn của bức tượng thì đã rõ, còn cháu bé là con ai? Lại tiếu lâm đây! Ai cũng góp ý kiến và lời giải cuối cùng là: Con thằng lào(!).

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Hy vọng

Chiều nay, em Võ Nguyên Tuệ, em trai LS Võ Nguyên Trọng k6, điện thoại cho báo tin: "Có khả năng cao, em chỉ dám nhấn mạnh 3 từ "khả năng cao"... tìm thấy hài cốt anh Trọng nhà em".
Tuệ kể: "Vừa rồi gia đình LS cùng CCB của Sư đoàn 1 QK9 đã về Kiên Giang tìm hài cốt LS theo sơ đồ còn lưu lại. Với 9 mộ tại khu vực này đã tìm thấy 8 bộ hài cốt. Đặc biệt có 1 anh nằm cạnh mộ anh Trọng hình như cũng tìm thấy... Gia đình em hy vọng...".
Theo nguyên tắc mới, toàn bộ mẫu hài cốt phải được thử ADN với mẫu của thân nhân. Tuệ đã gửi mẫu tóc, móng tay cho cơ quan giám định. Sau khoảng 1 tháng sẽ có kết quả.
Cầu trời cho điều đó trở thành sự thật!
Và đầy là thông tin về cuộc tiếp nhận mẫu phẩm hài cốt LS để giám định ADN. (Source: Bantroik6).

Mấy ngày nay các cụ rủ nhau đi

Trong Nam, 10g sáng mai, 28/9, anh em Trỗi sẽ tập trung tại Nhà tang lễ Tp 25 Lê Quý Đôn, Q3, viếng mẹ anh Chí Dũng, Chí Nhân k3 và Chí Cường k8.
Còn tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng HN, sáng ngày 29/9, từ 10-12g sẽ viếng cụ Vũ Thị Soạn (thọ 92 tuổi) thân mẫu anh Bùi Quang Vinh k3 về nơi an nghỉ cuối cùng.
Có mấy ngày mà nhiều cụ đi quá! Cầu chúc cho các cụ mãi yên nghỉ nơi Vĩnh hằng và phụ hộ cho chúng ta!

Tác phẩm nghệ thuật từ... ốc vít !

Mời thưởng thức!

CHUYỆN TRẠNG TRÌNH (ST: Tiến "gù")

Nhìn cảnh xã hội ngày nay những người có lương tâm không thể không lo lắng và “thở dài”! Vậy thế cho nên tôi xin sưu tầm trong lịch sử những điều mà chúng ta nên suy ngẫm. Mọi người hay nhắc đến Trạng Trình cùng với “Sấm Trạng Trình” rồi thêm thắt vào đó những suy diễn cá nhân hoặc suy diễn của một nhóm người có cùng lợi ích.

Khóa 2 HN du hí (Quang Việt k2)

Vẻ đẹp của hồ Hòa Bình.
Tiến tới kỷ niệm lần thứ 46 "ngày sinh" trường TSQ NVT và 47 năm ngày anh Trỗi hy sinh, K2 đã tổ chức chuyến đi giã ngoại lên "Cối xay gió" trên hồ Hòa bình.
Trong số những người tham gia chuyến đi có những nhân vật nổi tiếng của K2: Thắng Tụt, Chu Kỳ Minh, Lương Sơn ("người yêu" của mấy chị em họ Mã bên Quế lâm)... Tham gia chuyến đi có "đại diện" của đôi vợ chồng cưới đầu tiên của khóa (vợ Lê Kim Việt) và đôi cưới cuối cùng của khóa (Thắng Tụt).

Ghi chép chuyến đi 2 (KQ)

Xin chỉ ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe.

Đất nước của Đạo Phật
<><>
<><>
Bàn thờ ngay nhà hàng.
<><>
Sang đất CPC đi đến đâu cũng thấy dựng bàn thờ trước cửa nhà. Trên bàn thờ là hình tháp có dáng như ngôi chùa Bạc ở thủ đô Phnompenh, sau mới biết đó là bàn thờ Thiên. (Ở ta nhiều nơi cũng đặt bàn thờ trước sân nhưng không có thiết kế như thế).  
Ở CPC cũng như Thái lan, Lào, Mianmar - Đạo Phật được coi là Quốc đạo. Chính vì thế mọi người dân có niềm tin tâm linh và cũng vì thế mà xã hội rất có trật tự, kỉ cương (chứ không phải “loan xi ba chao” như ở ta!).



Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Cười... tại sao không???

Mời xem!!!

Thăm Bantroik3, đọc thông báo Họp mặt 45 năm Học viện KTQS

Mời vào đây!!!

Bạn biết gì về cây thốt nốt?



Đọc lịch sử và lần này được lang thang sang đó mới hay, cách đây cả chục thế kỷ Đế quốc Khmer cực kì hùng mạnh. Đất Khmer ngày ấy rất rộng. Có thời dân Khmer từng tự hào: cây thốt nốt mọc đến đâu thì ở đấy là lãnh thổ Khmer!
Đúng thật, suốt từ Xiêm Riệp về Phnompenh rồi qua phà Niêc Lương về Mộc Bài, đâu đâu cũng thấy thốt nốt; trong vườn, ngoài cánh đồng, dọc đường quốc lộ, bên bờ sông... mà thốt nốt mọc rất thẳng hàng thẳng lối.




Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Vài nét về chính trị ở CPC

Du khách được tự do thăm Hoàng cung.
Theo Hiến pháp CPC thì Vua không được chấp chính và Vua không phải bầu bán mà là kế thừa.
Trước kia Sihanouk là Vua, nay đã truyền cho con trai là Sihamoni. Sihamoni từng tu nghiệp ở Tiệp, Pháp, thông minh, hiểu biết; hiện nay vẫn độc thân.
Có 1 quy định rất hay: Hàng ngày Vua ở Hoàng cung thì lá cờ xanh trong sân Hoàng cung được kéo lên. Khi Vua đi vắng, lá cờ xanh này bị kéo xuống.

Khách sạn đã qua ở Campuchia

Đoàn chúng tôi có 2 đêm nghỉ KS. Đêm ở Xiêm Riệp đã nghỉ tại KS Lin Ratanac Angkor, nằm không xa trục quốc lộ 6 chạy qua Tp. Đây là KS 3 sao, phòng ốc đầy đủ tiện nghi (TV, WC sạch sẽ, phòng có điều hòa). Nhiều công trình công cộng ở Campuchia đều thiết kế có dáng dấp kiến trúc chùa chiền mà KS này là 1 ví dụ.
Phía ngoài có Business Center nối mạng 24/24. KS có cả hồ bơi cho khách thư giãn sau những chuyến đi bộ mỏi chân. Nhân viên KS dùng tốt tiếng Anh phục vụ khách. Bữa sáng là buffet tự chọn.
KS Lin Ratanac Angkor.


Phòng ốc ở đây.











Lên Bakheng ngắm hoàng hôn xuống

Chiều qua Angkor Wat. Xa xa là ngọn tháp chính.
Phnom Bakheng là ngọn đồi nằm giữa Angkor WatAngkor Thom. Đây là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor, còn gọi là Yasodharapura. Đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao 65m, là ngôi đền Hindu được xây để thờ thần Shiva vào cuối thế kỷ 9, trong thời kỳ trị vì của vua Yasovarman (889-915).

Ngôi đền đã bị một lần bỏ hoang vào năm 928, nhưng mãi đến năm 968 được khôi phục lại bởi Jayavaraman V. Xét về mặt lịch sử, vua Jayavaraman V có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố, kiến thiết và xây dựng thêm cho ngôi đền.

Trả lời anh Nhất Trung

Vợ chồng Nhất Trung từng đi tour Campuchia theo Cty lữ hành khác. Bạn cũng tai nghe, mắt thấy nhiều chuyện hay. Nay trả lời comment của bạn.
Tour của chúng tôi có 43 khách ghép đoàn, miền Nam có, HN có, già có, trẻ có. Lính Trỗi có 2 gia đình KQ k5 và Thiệp k6. Có cả cháu bé 21 tháng theo mẹ, đi thăm các nơi đều ngồi trên xe đẩy. (Thậm chí Cy Rồng Á còn "divu" cho xuất nhập cảnh mà không cần có ảnh con trong hộ chiếu mẹ. Liều vậy mà pass cả 2 chiều).

Bò Campuchia biết nói tiếng Anh

Đi dọc đường thấy ngoài đồng nhiều bò trắng. Thắc mắc hỏi hướng dẫn viên bản địa thì nghe được chuyện tiếu lâm về những cô chú bò trắng.
Bò trắng không phải giống bò Campuchia mà là giống bò Ấn độ. Sau chục năm Khmer đỏ thống trị, chúng gài mìn khắp nơi. Dân chúng vấp mìn nhiều vô kể. Sau chừng ấy năm, trâu bò cũng bị tiêu diệt như người, vậy là Ấn độ gửi bò sang giúp nhân dân Campuchia. Chuyện làm ruộng đã đành, nhưng còn nhiệm vụ đi phá mìn. Bò lang thang ăn cỏ, vấp phải mìn, mìn nổ. Vậy là phá được 1 quả.

Tự chữa bệnh: PHƯƠNG PHÁP LÀM DẤM (ST: Đạt)

.**Vật liệu: Đường cát trắng ,rượu trắng, nước lã ,dấm nuôi.
Cứ 1lít nước cho 150gram đường cát trắng vaò nôì inox đun lửa riu riu đến khi tan đường , để nguôị, cho vaò lọ thủy tinh. Tiếp, cho vào 50cc rượu, cuối cùng cho con Dấm vào.
Sau 8 ngày dùng được, thời gian càng lâu càng ngon.
Thời buổi nầy tất cả thực phẩm chế biến không tin tưởng được. Chúng ta bị bệnh do cái Miệng (ăn tạp). Hoạ đến với ta cũng từ cái Miệng (noí cho đã), Thành Đạt và Sung Sướng cũng từ caí Miệng. Kính Chúc Qúy Vị có Duyên đọc tài liệu nầy có: Sức Khỏe- Hạnh Phúc -Vui Vẽ-Vạn Sự Như Ý.
(Lưu ý: Rượu càng nhiều càng chua (Con dấm chìm). Không đổ rượu thì dấm rất trong, mùi nhẹ nhàng(Con dấm nổi). Lớn tuổi không nên dùng chua).

Đèn lồng đỏ treo cao (Huỳnh Văn Úc)

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai (1/10/1991-1/10/2011) UBND thành phố Lào Cai vừa ra chủ trương chỉnh trang mỹ quan đô thị yêu cầu tất cả hộ dân, cơ quan công sở trên địa bàn 5 phường (Cốc Lếu, Lào Cai, Phố Mới, Kim Tân, Duyên Hải) phải treo và thắp đèn lồng đỏ, bắt đầu từ ngày 25-9.
Tổ dân phố mang đèn lồng (mua ở Hội An) đến từng hộ dân để bán với giá 125.000 đồng/chiếc, sau đó người dân phải bỏ ra thêm 100.000 đồng để mua thêm bóng đèn, dây điện và thuê người mắc. Đi dưới những dãy phố đèn lồng người ta bỗng giật mình tưởng lạc sang…Trung Quốc. Có hai câu hỏi cần được trả lời nhân sự kiện này:

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Ở Campuchia được ăn gì?

Tô hủ tiếu Nam Vang.

Hủ tiếu Nam Vang "xịn" được ăn sáng đầu tiên đã kể.



Rau luộc chấm mắm bồ hoóc.
Bữa ăn trưa ở Xiêm Riệp có tới 8 món, nhưng có lẽ lạ và ngon là món mắm bồ hoóc - Prô-hok đặc sản Khmer.
Cách làm mắm bồ hoóc cũng khá đơn giản: Cá đồng các loại, sau khi làm sạch ruột thì ngâm nước lã cho hơi ươn đi. Đưa phần cá đã ngâm qua đêm lên nia tre phơi ráo cho rỉ hết nước cá (sau này mắm sẽ thơm ngon hơn). Công đoạn quan trọng nhất chính là việc rửa lại cá bằng nước muối, sau đó xếp vào lu hoặc hũ sành theo thứ tự 1 lớp muối, 1 lớp cá, 1/2 cơm nguội, đậy lại bằng mo cau khô hay vải ny long, nêm thật chặt bằng nan tre rồi đem phơi nắng khoảng 3 tuần, muốn cho mắm thật ngon, phải ủ tiếp từ 6 đến 12 tháng thì hoàn tất.


Về bộ phim tâm lý chiến tranh "Tọa độ chết"

Mời xem tại đây!

Gala Cười (ST: Đạt)

Mời xem!!!

Sinh nhật 23/9

Ngày 23/9 có mấy vụ sinh nhật.
Chiều qua, Khánh Hòa alô: "Chiều mai tới Bông Lúa dự sinh nhật tao!". Trời mưa nhỏ. Đến nơi đã thấy anh Ba Hưng cùng đàn em ở cơ quan hắn. "Chúng nó làm sinh nhật cho tao, để chuẩn bị năm sau về hưu". Đàn ca tài tử phục vụ. Mấy em hát cải lương khi "đổ sề" được vỗ tay rào rào.
Lấy ra chiếc cắt móng tay có hình Angkor Wat cùng tượng 4 mặt Bayon mua ở Phnompenh tặng hắn: "Móng tay còn dài ra là sức còn khỏe (có cái để mà cắt), phần thân lại là cái mở bia - còn uống được bia cũng là còn khỏe. Chúc vậy thôi nhé!". Tới 6g vội chào để sang đám khác.
Vụ thứ 2 được chuẩn bị mấy hôm nay, mừng bà Bùi Kim Dung - phụ mẫu Dương Minh Đức - thượng thọ 80. Ông con trưởng bay từ HN vào mấy hôm nay. Tiệc buffet tổ chức ở Đất Tiên Sa, nhà hàng của chú em Ninh "choắt". Toàn con cháu trong nhà cùng ít bạn của các cụ. Gặp chị Trà Giang (con gái ông bạn thuở chiến đấu ở Khu V của ông Đẩu), anh Ba Hưng, Châu FPT cùng anh em Trỗi (Phục Quốc, Toàn Thắng...). Thầy trò, bạn bè ông Đức hát vang trời.
Cảm động nhất khi cả nhà từ ông bà đến con, cháu lên hát đồng ca "Trung đoàn 812 quân hành khúc" - sáng tác duy nhất của nhạc sĩ Dương Minh Đầu năm 1947 tại mặt trận Phan Thiết. Bài này được chọn làm nhạc hiệu của Đài PTTH 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tới 9g thì tan tiệc. Anh em thân tình còn ngồi mãi.

Thăm Angkor Thom

Cổng vào Angkor Thom.
Từ Angkor Wat, chúng tôi lên xe đi sang khu đền Angkor Thom - khu đền rộng gấp nhiều lần Angkor Wat và bản thân chữ “Thom” có nghĩa là vĩ đại(!). Đây là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII, rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thờ được Jayavarman và những người nối nghiệp xây dựng. Angkor Thom bị bỏ hoang từ 1609.


Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Obama giết Osama : 10 năm săn thủ phạm 11- 9 (Đinh Từ Thức)

(PHẦN I)

Lời giới thiệu: Vụ tấn công giết gần ba ngàn người ngay trên đất Mỹ ngày 11 tháng 9, 2001 được coi quan trọng ngang tầm vụ tấn công vào Pearl Harbor cuối năm 1941. Mỹ chỉ mất gần bốn năm để tóm cổ Thủ tướng Nhật Tojo Hideki, và ba năm xét xử trước khi treo cổ ông ta. Nhưng đã mất tới mười năm để hạ sát Osama bin-Laden.

Angkor Wat, 1 trong 7 kì quan thế giới (KQ)


Bản đồ khu đền Angkor. Khu Angkor Wat ở phía dưới.
Theo tiếng Khmer "Angkor" nghĩa là kinh đô. Từ thế kỷ XI đến XV đây là kinh đô của Vương quốc Khmer. Khu Angkor rộng tới 1150 dặm vuông với hơn 1000 ngọn tháp lớn, nhỏ.
Angkor Wat (đền thờ) còn gọi là Đế Thiên, còn Angkor Thom – Đế Thích. Angkor Wat là 1 trong 7 kì quan của thế giới được UNESCO xếp hạng cùng với Vườn treo Babylon, Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý Truờng thành...


Điểm dừng đầu tiên của chúng tôi là khu đền Angkor Wat, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II. Đầu tiên cho xây đền thờ Ấn độ Giáo (nên nhiều tích, lối kiến trúc dựa vào lịch sử Ấn), sau mới chuyển sang thờ Phật Giáo.


Ảo thuật rùng rợn (ST: ĐB)

Mời xem video clip!

Diễn ca chăm sóc sức khỏe 4 (ST: Đạt)

BÀI THUỐC TRỊ XƠ GAN MÃN TÍNH.
(Kinh nghiệm của Lương y: Đinh Bá Luyện)
Mã đề tươi :40g
Quả dứa dại khô : 40g
Cây chó đẻ :20g
Cây bồ công anh khô : 20g
Cam thảo nam khô : 12g
Đổ 1.5lít nước sắc còn 1 lít uống trong một ngày. Dùng 2 ,3 tháng liền.

Có 1 ngày như thế! (Đàm Thị Ngọc Thơ)

Mời vào Bee.net.vn ngày hôm nay, 23 /9

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Ghi chép 1 chuyến đi (KQ)

Chiều chủ nhật 18/9. Cơn mưa lớn truớc giờ khỏi hành. Phải ra đầu ngõ bắt taxi rồi vòng qua đón nhà Thiệp-Thu. 5g30 có mặt ở Bưu điện trung tâm, thấy chiếc xe bus du lịch 45 chỗ của Cty Rồng Á đã nổ máy chờ. Đúng 6g xuất phát. Dừng mua xăng ở Pasteur vì "xăng bên đó giờ là 28.000đ/lít mà ở ta chỉ 20.000", huớng dẫn viên thông báo.
8g30 đến Trảng Bàng. Tự ăn tối. 9g30 qua cửa khẩu Mộc Bài. Khách vắng vì đã muộn. Mọi thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng. Từ tháng này ở các cửa khẩu Campuchia bắt đầu áp dụng in dấu vân tay điện tử cho cả 2 bàn tay (chắc ở VN chưa áp dụng?). Tuy vậy bạn làm thủ tục cũng rất nhanh.
Làm thủ tục nhập cảnh vào Campuchia.


Nhìn cảnh này, người Việt nào còn dám dùng tăm xỉa răng? (ST: Đạt)



Khi đọc xong và xem những hình ảnh này chắc hẳn các Gia Đình Việt Nam đã không tránh khỏi mua tăm của Việt Nam, răng cộ hư hết còn mang bệnh Ung Thư mà Bác Sĩ bó tay…!!!
29/08/2011 // No Comment // Categories: Tin Việt Nam.
Tăm là thói quen với mỗi người Việt Nam sau những bữa ăn, ít ai biết rằng, phía sau đó là công đoạn sản xuất đáng giật mình, đặc biệt là công đoạn tẩy trắng tăm bằng đủ các loại hóa chất, đến người làm cũng phải đeo găng tay, khẩu trang mới dám “xông” vào.
 
Xung quanh các bể ngâm tăm là ngổn ngang các can nhựa đựng hóa chất

Vượt sông đi học (Huỳnh Văn Úc)



Tôi xúc động đến nghẹn ngào

Vì những đứa trẻ vượt sông đi học,

Hỡi những ngài có IQ cao

Ôm giấc mơ đường tàu cao tốc,

Hỡi Bà Mẹ Việt Nam anh hùng

Cười hay khóc

Với tượng đài bốn trăm tỉ đồng,

Hỡi những đại gia vui vẻ trên sông

Ca nô lướt như bay

Gái ‘sinh thái’ ôm trong tay

Trận cười ngàn vàng chẳng tiếc,

Hỡi những ngài đăng đàn diễn thuyết

Lời lẽ hùng hồn

Vì nước

Vì dân.

 

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Vui: Thằng rể quý (ST: Đạt)

Chàng rể tương lai đến nhà bạn gái chơi và nói chuyện với bố nàng. Ông bố muốn thăm dò tính tình chàng trai nên đặt câu hỏi thử thách:
- Nếu bây giờ có một túi tiền và một túi đạo đức rơi trên đường thì anh nhặt túi nào?
- Cháu nhặt túi tiền - chàng trai nhanh nhảu trả lời.
Vẻ mặt thất vọng, bố cô gái nói:
- Tôi biết ngay mà, các anh chị bây giờ coi tiền là trên hết, ngay cả đạo đức cũng chẳng coi vào đâu. Nếu là tôi thì tôi sẽ nhặt túi đạo đức.
Chàng trai nghe thế bèn vội vàng sửa chữa:
- Vâng, cháu nghĩ không nhất thiết phải nhặt túi tiền. Ai thiếu cái gì thì nhặt cái đó ạ.

THÀNH HOÀNG LÀNG LÀ NGƯỜI THẬT CÒN SỐNG (ST: Tiến "gù")

(Chuyện có thật, lạ nhất Việt Nam)

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm HVKTQS, có một câu chuyện rất đặc biệt về vùng đất Vĩnh Yên, nơi “đứng chân” khá lâu của Học Viện (đến tận bây giờ), câu chuyện này đại đa số anh em mình không biết. Xin sưu tầm và kể ra đây “hầu” anh em.

Vào những năm 1938-1940 ở xã Khai Quang, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên ( nay là phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ).

Người cao thượng

Nhạc sĩ Phạm Tuyên - 1 người tài năng và sĩ diện rất cao!!!

Có 1 đại gia tên tuổi là lính Quân sự k15

Mời đọc!

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Tạm dừng ít ngày

Từ hôm nay sẽ tham gia chuyến du lịch Campuchia 4 ngày 3 đêm, tới Siêm Riệp thăm khu đền Angkor cổ kính, sau đó là thủ đô Phnôm-pênh... Sẽ cố gắng post tin, ảnh về chuyến đi cùng bài vở anh chị em gửi về. Không rõ việc kết nối mạng bên đó ra sao, nếu trục trặc gây chậm trễ mong được cảm thông!

Song sinh - tân học viên Học viện KTQS năm học 2011

Mời đọc!

Hà Nội thời bao cấp

Đọc bài này!!!
Và xem video clip về Phố Khâm Thiên!

Giải bóng bàn Hội Phù Đổng quận Bình Thạnh

Vào năm học mới, quân Bình Thạnh tổ chức Hội Phù Đổng thi đấu các môn thể thao cho học sinh các truờng THCS, THPT.


"Gà nhà" mặc áo hồng đang thi đấu với chị lớp 9.
Sáng nay, tại Trung tâm TDTT Bình Thạnh tổ chức thi đấu môn bóng bàn và bóng rổ. Cháu Mý thi đấu bóng bàn. So với nhiều đấu thủ trong quận thì Mý chưa xếp thứ hạng cao, nhưng gia đình cũng muốn cho cháu luyện tập, vận động nâng cao thể lực, phản xạ và sức dướn. Được thầy Tiến "chăm", năm nay cháu đánh tiến bộ hơn nhiều.
Riêng tại TPHCM, nếu học sinh nào là tuyển thủ cấp TP thì nghiễm nhiên được vào Truờng chuyên Trần Đại Nghĩa, không phải thi tuyển nếu đủ điểm văn hoá. Ấy cũng là hy vọng của mẹ cháu.
Riêng ba cháu thì có bạn bơi vào các buổi chiều tại bể bơi Rạch Miễu là bác Ba Hưng. "Làm" 10 vòng quãng 1 km xong, 2 anh em ra bờ kênh Nhiêu Lộc "làm tiếp" vài lon bia lạnh. Ngắm nhìn mấy tay sát cá thả câu bên bờ kênh và ngửa cổ tu bia, quá là đã đời!

Chuyện ma nhiều kì (ST: Bột)

Ma tại nghĩa địa Đô thành

Em là Mỹ Phương, hôm nay xin kể cho mọi người nghe 1 câu chuyện mà em được biết cách đây nhiều năm. Khi còn ở Vietnam nhà em ở gần chợ Hòa Hưng, gần khu Bắc Hải và gần nghĩa địa Đô thành nên xóm em còn được gọi là xóm nghĩa địa. Đối điện nhà em là chùa Định Thành, sau nhà em có bà Bảy bán bánh ích, bà đã 70 tuổi và sống một mình. Ngày nào bà cũng bưng 1 rổ bánh ích đi bán ngang qua nhà em. Đến một hôm tự nhiên không ai thấy bà Bảy đi bán bánh nữa.
Qua một thời gian em có dịp gặp lại bà ở nhà em mới hỏi sao bà không làm bánh ích bán nữa? Bà nói là bị cụt hết vốn nên không còn buôn bán gì nữa được. Em mới hỏi tại sao vậy thì lúc đó bà mới thú thật là xưa nay bà không có làm bánh ích ở nhà mà là đi lấy bánh ích ở Bắc Hải, rồi đem về bán lại. 

Diễn ca chăm sóc sức khỏe 3 (ST: Đạt)

MÓN ĂN BỔ THẬN
Mướp đắng, gạo lức, hành tây.
Bí đỏ và bột sắn dây nhớ dùng
Mè đen, cá trắm hấp gừng,
Cá thu, hồi, trích nhớ đừng có quên,
Hà thủ ô, gan heo nấu lên.
Là món bổ thận lời khuyên mọi người.
(Tránh ăn mặn )

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Diễn ca chăm sóc sức khỏe 2 (ST: Đạt)

SÁNG XOA MẶT TỐI XOA CHÂN
Ngũ dậy khoan xuống đất, xoa nóng hai bàn tay
Rồi úp lên hai mắt, lên mũi, lên vành tai.
Lại tiếp tục xoa tay, rồi xoa đều gáy, mặt.
Ấn ngón tay day day. Những chổ đau liên tục.
Thường ngày xoa quanh mắt, hai bên mũi, sau tai.
Gõ ngón tay giữa trán, vài mươi cái mới thôi.
Trước khi ngũ rửa chân, lau cho khô cho sạch,
Áp bàn chân với nhau, rồi cứ xoa liên tục
Rồi tiếp thay đổi lại, Mu bàn chân với lòng,
Rồi ngược lại xoa mãi.Khoảng mười phút là xong.
Đơn giản mà hiệu nghiệm. Hạ huyết áp, khoẻ tim,
Dể ngũ ,giảm đi tiểu. Mười ngày sức khoẻ lên.

Thuở đi trại trẻ

Là trẻ con đứa nào chẳng phải học mẫu giáo rồi lên vỡ lòng. Trong cả nghìn lính Trỗi có không ít anh chị em đã học ở Trại Nhi đồng Miền Bắc.
Thời kháng chiến chống Pháp, Trại đuợc thành lập ở Khe Khao (gần Đầm Hồng, Thái Nguyên), đón nhận con em cán bộ chính phủ, Hội LH Phụ nữ... Cô Tuỵ Phuơng được giao nhiệm vụ phụ trách cùng bác Mân (vợ bác Đào Duy Anh). Cô Phuơng nhớ ngày ấy có anh chị em nhà Nguyễn Duy Tộ (sau này học k2 Trỗi), Vũ Việt Sơn (k2), Lê Võ Tiến Hưng (k1), Phạm Sơn Duơng (k3)...
Sau 1954, Thủ đô chuyển từ Việt Bắc về HN. Trại chuyển về số 20 Thuỵ Khuê. Nhiều trại viên vào học từ năm 1959 đến 1964: anh em Vũ Toàn Thắng-Vũ Hoàng Đan, anh em Lê Tất Thắng-Lê Toàn Thịnh, anh em Bùi Công Minh-Bùi Công Chính, nhà Kiến Quốc-Thành Công, anh em Bùi Chuơng-Hoàn Chinh-Bùi Chuẩn, anh em Nghiêm Xuân Bạch-Xuân Minh, rồi nhà Quang Thắng-Quang Bắc-Quang Tuệ, nhà chú Hồ Bá Phúc có đến 4 tên ở Trại (Đạt, Lộc, Thọ, Chi), Vũ Việt Hưng, rồi lứa sinh 1955 có Lý Tân Huệ, Việt Triều, Lê Hoà Bình, Đắc Hoà, Trần Hữu Nghị... Hầu hết các bạn này đều lên Trỗi.
Vừa rồi Hồ Bá Đạt ra Bắc, có đến thăm cô Cam. Cô tặng Đạt bức ảnh cô giáo, học sinh đón đoàn khách CHDC Đức đến thăm nhân 1/6/1959. Các trại viên thử tìm xem có mình ở đây???

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Kỷ niệm với bộ đội Đập Neo, Đoàn Đào

Mời cùng xem!!!

Tư vấn du lịch phía Bắc (Tiến "gù")

Xin gửi anh em một ý kiến tham khảo của một người lính QK2 (bao gồm cả Hà Giang và Lao Cai),  đồng thời cũng là ý kiến của một tay "lãng du chuyên nghiệp".

Cao nguyên đá Đồng Văn, như quảng cáo rùm beng, nhưng lên đến nơi mới thấy chán ngắt! Cũng thời gian như thế - tiền ít hơn, chỉ khoảng 3T - anh em có thể đi theo tuyến: Hà Nội - Phú Thọ - Đoan Hùng - Ngã 3 Làng Đát - Phố Ràng - Ngã 3 biên giới Bắc Ngườn - Bắc Hà. Chỉ nghe địa danh những nơi tuyến đi qua đã thấy có cái hay rồi.
Hành trình như sau:
Khoảng 6h sáng thứ sáu đi từ Hà Nội theo QL32 lên thành phố Sơn Tây, nhớ vào đây ăn sáng có món cháo lòng khá "được". (Nhớ rẽ vào hàng nước anh quen ở ngay ngã 4 đầu TP mua một ít bánh tẻ Phú Nhi nổi tiếng).

Sắp tròn đầy năm BT5

Đúng 28/10 năm nay là "đầy năm" Báo liếp 'bantroi5'. Xin có vài lời... 
Đầu 2009, blog 'bantroik5' ra đời với sự ủng hộ quyết liệt của 2 anh em Nguyễn Phúc, sử dụng 'vnweblogs'. Blog 'bantroik5' trở thành nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, nơi ghi lại những kỉ niệm của thầy trò k5 và của nhiều bạn các khóa. Mấy hôm rồi rảnh, ngồi đọc dần 62 trang với đầy ắp những "sự kiện" của chúng ta từ đầu 2009 đến tháng 10/2010.Thật cảm động!
Tiếc là đến tháng 10 năm ngoái, hacker đã làm gián đoạn 'vnweblogs'. Dù dùng nhiều biện pháp kĩ thuật nhưng bất lực, vậy là 'bantroi5' lập tức ra đời, thế chân cho 'bantroik5' bị đánh sập. Vài tuần sau 'vnweblogs' mới được khôi phục, nhưng 'bantroi5' cũng đã sống được mấy tuần. Chúng ta đã đồng thời cho tồn tại cả 2 với ý niệm như cuốn nhật kí đầu tiên bị mất cắp, phải làm ngay cuốn khác thế mạng; nay dù có tìm lại được thì nhiều sự kiện đã ghi trong cuốn 2 rồi.
Một năm tồn tại, 'bantroi5' đã là nơi quy tụ của nhiều thế hệ thầy trò, anh chị em, bạn bè từ k1 đến k8 và cả k9. Mọi thành viên dù ở ngoài Bắc, miền Trung hay trong Nam và cả hải ngoại đã chung tay đóng góp bài vở, tư liệu; làm cho Báo liếp gần như ngày nào cũng có bài mới; làm cho mọi người gần gũi nhau hơn. 
Một năm qua với gần 7 vạn luợt bạn đọc vào thăm - 1 con số không nhỏ! Xin chân thành cảm ơn các cộng tác viên và bạn đọc! Mong đựoc sự ủng hộ nhiều hơn nữa! Ai chưa có thời gian viết thì đừng quên comment dưới mỗi bài để BT5 hiểu được tâm tư nguyện vọng của bạn đọc.
Bài vở, ý kiến đóng góp xin gửi về: kienquoc.tr@gmail.com.

Thành phố tuổi thơ

Vĩnh Yên, sau 1975. Những giờ học chính trị cho cán bộ, giáo viên ở hội trường 125 không mấy hứng thú. Mỗi lần lên lớp, bác Đoàn Mạnh Giao hay nhóm các sĩ quan trẻ, ngồi ra dãy sau cùng, hí húi vẽ bậy và "phóng tác" nhiều bài hát Nga, Tầu...
Trong đó có bài "Thành phố tuổi thơ" ("Gorod destva" của Nga nhưng sau này mới biết bài gốc là "Green field" - dân ca Scotland. Vậy là ta chế lại lần 3). Lời "chế" như sau:

“Thành  phố ở nơi đâu, yên tựa giấc mơ
Thành phố ở nơi đâu, hững hờ cơn gió đưa
Dòng sông nhẹ êm trôi, lững lờ như măt gương soi
Thành phố ở nơi đâu, thây trong lòng ấm áp
Và đã qua lâu rồi, nơi ấy tuổi ấu thơ êm đẹp  !
*
Rời căn nhà mến thương trong làn gió đêm
Nhà ga lạnh vắng tanh, ngỡ ngàng tôi hỏi xin :
- “Phải chăng ngàn năm qua, người đầu tiên là tôi
Đời đưa hồn tôi quay về thơì thơ ấu !”
Nàng khẽ nghiêng mái đầu: ”Không có được , chiếc vé này !”
....

NƠI ẤY CUỐI TRỜI (Đàm Thị Ngọc Thơ)

BT5: Cô giáo Đàm Thị Ngọc Thơ, là học sinh miền Nam tập kết 1954, sau đó học Sư phạm và hành nghề giáo ở miền Bắc, rồi sau 1975 về dạy học ở Cà Mau. Cô là cộng tác viên thân thiết của "Bantruongbe". Xin giới thiệu bài viết của cô về Đất Mũi và cũng là lời mời, có bạn Trỗi nào đến đây thì tạt thăm nhà. Cô xung phong làm hướng dẫn viên du lịch. (ĐT cô Thơ: 0917809905).
---
        Không phải bây giờ mà kể từ hồi còn rất nhỏ, tôi cũng đã là người của Đất Mũi, Cà Mau.
Mũi tầu cứ vươn mãi ra biển Đông.

Phỏng vấn Trung tướng Trần Độ về Mậu Thân 1968 tại Huế

Mời xem video clip!

Y học thường thức: BÍ QUYẾT MẠNH KHOẺ SỐNG LÂU (ST: Đạt)

Mổi ngày nhiều lượt chải đầu.
Lưu thông khí huyết, nhớ lâu, giảm phiền.
Thường xuyên xát huyệt dũng tuyền (giữa lòng bàn chân)
Chữa được nhiều bệnh càng yên nỗi lòng.
Nuốt nước bọt tưởng lạ lùng.
Nước thần tiêu độc diệt trùng thật hay
Xoa bụng dưới rốn hàng ngày
Tiểu đường, tim mạch, dạ dày bớt đau.
Hai hàm răng đánh vào nhau.
Chắc cơ, răng khoẻ dài lâu đẹp bền
Muốn thẳng cột sống dướn mình
Tinh thần phấn chấn, ngoại hình đẹp thêm
Kéo tai nhiều lượt mổi bên
Vòng tay sang kéo lên đỉnh đầu
Co thắt hậu môn giảm đau
Bệnh trĩ viêm ruột nhắc nhau nên làm.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Một bộ phim không thể bỏ qua (ST: KC)

"BÃO CÁT" ĐOẠT 29 GIẢI THƯỞNG LIÊN HOAN PHIM
 
GIỚI THIỆU: Một bộ phim đoạt 29 giải thưởng liên hoan phim quốc tế
.     'Bão Cát‘ kể lại câu chuyện của một viên cảnh sát Trung quốc bị kẹt ở nhà trong mười hai ngày trong một trận bão cát dữ dội. Đồ ăn thức uống đã cạn, anh ta lo lắng chăm sóc người vợ đang hấp hối trong khi họ đang đau buồn về người con gái bị lạc mất trong trận bão. Trong cơn tuyệt vọng, anh bị dày vò bởi những hồi tưởng về sự tham gia của mình trong chính sách khủng bố dã man đối với Pháp Luân Công. Bừng tỉnh trước tội ác tàn bạo của mình đã làm khơi dậy lương tâm trong anh và mang lại tia sáng hy vọng.


Hà Giang - Chuẩn bị cho chuyến đi

Dự kiến từ 24-227/10/2011, 1 nhóm bạn Trỗi sẽ tổ chức du lịch ba lô lên Hà Giang thăm cao nguyên đá Đồng Văn, chợ Tình, cột cờ biên giới Lũng Cú, dinh thự Vương Chí Sình... 
Phuơng tiện: xe 15 chỗ. Chi phí tự hạch toán, đi càng đông sẽ càng rẻ (dự tính từ 2-3T/nguời). 
Đăng kí: Kiến Quốc k5 (0903830939), Trung Quốc k7 (0912865666).
--------
Mời đọc bài viết do Hồ Bá Đạt sưu tầm:

Lên cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn - huyện Đồng Văn nằm ở phía bắc tỉnh Hà Giang và cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc. Hiện khu vực này đã được khoanh vùng bảo vệ và đang được đề nghị UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới.



Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn đèo dốc quanh co




Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Tâm sự

Mới sớm, thằng bạn đã gọi điện thoại tới:
- Tao vừa đưa con đi học về. Dọc đuờng vừa mục kích 1 hình ảnh quá xúc động.
- Gì vậy? - tôi ngắt lời.
- Một em... à không, một cháu quãng muời tám đôi mươi, ngồi sau xe Honda...
- Thế thì có quái gì mà phải xúc động?
- Xúc quá đi chứ! Mày có biết không, em mặc áo dài trắng cắt vừa khéo, ôm gọn lấy thân hình; cánh tay em dài, thon thon (chứ không thô to như cánh tay vợ mình!); cổ cao, trắng ngần; tóc đen, dài buộc búi tó; đầu đội mũ bảo hiểm màu vàng; còn cái gót chân thì hồng hào đặt trên đôi guốc cao gót... Hết chê! Chết thật, con cái nhà ai mà trẻ, mà xinh thế. Tao cứ giữ tốc độ để đi sau ngắm nàng. Giá mà bà xã mình được như thế!
- Thôi, bố ơi, cách đây mấy chục năm chắc bà xã của bố cũng thế?
- ... Nhanh quá! Quay đi quay lại anh em ta già hết cả rồi.
- Nhưng già như ông mà còn xúc động truớc gái đẹp là quý lắm!
- Ừ... nhỉ!!!

Đi theo lối nhỏ là lối an toàn



"Bước chân trên dải Truờng Sơn" là ca khúc truyền thống  của lính. Ấy vậy mà lính Quân sự cũng không tha. Họ đã chế thành "Đi theo lối nhỏ là lối an toàn".
                “Ta là con của bố ta mẹ ta.    
                Nhớ nhà là ta phắn ta về
                Ta không cần ôtô, không cần ba-lô, không cần chi mô... chỉ cần lương khô (!)
                Ta về ăn tết xong ta lại vô
                Ta không cần ôtô, không cần ba-lô, không cần chi mô
                Ta đi theo lối nhỏ là lối an toàn”
                 “Ta đi theo lối nhỏ là lối an toàn”(3 lần - nhỏ dần)
                (Có thể hát 2 lời nghiêm, sau chuyển sang phần biến thể).

Thơ thẩn (Huỳnh Văn Úc)

Nhân ngày lễ chi đoàn nhà máy ra tờ báo tường để chào mừng. Chi đoàn ra nghị quyết rằng viết báo tường là nhiệm vụ không thể từ chối của đoàn viên, ai cũng phải có bài. Là một đoàn viên làm việc ở Phòng thiết kế tôi chỉ lo trau dồi chuyên môn còn việc thơ phú văn chương không ham lắm nhưng dẫu sao tôi vẫn là người yêu thơ nên đôi lúc liếc qua vài tờ báo in hay báo mạng thấy có bài thơ nào hay chép vào sổ tay thỉnh thoảng giở ra xem lại trong lúc rảnh rỗi. Tôi suy nghĩ lung lắm, làm thế nào để có bài báo cho nó xong nhiệm vụ người đoàn viên. Cuối cùng tôi chọn bài thơ Con cóc để gửi đăng báo:
Một buổi trưa không biết ở thời nào
Như buổi trưa nhè nhẹ của ca dao
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi.
Vậy mà ban biên tập tờ báo vẫn cho đăng bài viết của tôi, chiếm một chỗ trang trọng trên tờ giấy cỡ A0 với hình con cóc vàng ngồi chồm chỗm vẽ bằng bột màu.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Nhớ lại những bài hát "chế" của lính Quân sự

Từ hôm nay, BT5 sẽ giới thiệu những kỉ niệm về Học viện KTQS.


Truờng ta có cố Hiệu truởng Nguyễn Văn Tiên và cố Chính uỷ Trần Đình Cửu là D truởng và Chính trị viên D307 thời kháng Pháp. Là lính ai chả thuộc nằm lòng bài này. Và anh em học viên Khoa Cơ điện đã "chế" bài này thành Truờng ca. 
Sau bao năm dù đã nhờ nhiều nhạc sĩ sáng tác nhưng chưa có bài nào hay hơn. Xin trân trọng giiới thiệu!

“Trường ca" phóng tác từ "Tiểu đoàn 307”
Ai  đã  từng đi qua dãy núi cao  cao, núi cao đây miền  Tam Đáo Ai đã từng nghe tiếng Học viền, tiếng Học viền ky thuât quân sư
Buổi xuất quân Học viện năm ấy, cả Học viện thề dưới  sao vàng: “Ngươì chiến sĩ tiếc gì máu rơi”
Buổi xuất quần Học viện năm ấy, nguyện một lòng “gìn giữ non sông”!
Đã cống hiến cho quân đội, cống hiến biết bao  đ/c kỹ sư
Kỹ sư  mìn, kỹ sư pháo, kỹ sư đạn… kỹ sư linh tinh ... (!) (hoặc thông tin)
Bút vung lên với cánh tay sắt, đầu giặc rụng, nổ súng đồng đồn giặc nát tan.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Thông báo họp mặt 45 năm Học viện KTQS

Xin trân trọng thông báo: Nhân kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Học viện KTQS (28/10/1966-28/10/2011), tại 3 địa điểm (TpHCM, Tx Vĩnh Yên và HN) sẽ tổ chức lễ kỉ niệm. 
Với các tỉnh phía Nam sẽ tổ chức họp mặt từ 9g sáng thứ bảy 22/10/2011, tại Khách sạn Tân Sơn Nhất, 200 Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, TpHCM. 

Video: Nhảy tầu... điệu nghệ!

Những năm 1970-80, lính Quân sự cùng cánh sinh viên Xây dựng, Kiến Trúc, Sư phạm, Tài chính... ở Vĩnh Yên, Hương Canh, Phúc Yên là thợ nhảy tầu trên các chuyến tầu xuôi ngược HN-Việt Trì. Cá nhân tôi cũng là "nhảy tầu viên" từng nhảy cả trăm chuyến ở ga Đầu cầu Long Biên hay các barrie Trần Phú, Điện Biên, Cửa Nam...
Vậy mà khi xem video clip này phải thán phục: Nhảy tầu viên Ấn độ qúa giỏi, họ xứng đáng là những nghệ sĩ!
Mời xem!!!

Hình ảnh tang lễ bác Võ Chí Công sáng nay

Sáng nay VTV1 đã tuờng thụât trực tiếp lễ tang của bác.
Nay BT5 xin trích 1 vài hình ảnh chia sẻ cũng anh Võ Quốc Tấn và gia đình.
Các vị lãnh đạo Đ, NN đưa linh cữu bác ra xe tang.

Chúng tôi đi viếng bác Võ Chí Công

Khi cháu Hạnh ở Bee.net.vn gọi vào, báo có tin bác Võ Chí Công đã ra đi, tôi lập tức gọi cho anh Võ Quốc Tấn. Đúng vậy, bác mất 7g17' sáng nay và tang lể sẽ tổ chức tại Dinh Thống Nhất vào 2 ngày thứ  bảy, chủ nhật. Truy điệu vào sáng thứ hai. 
Sau khi bàn bạc với anh Khánh Tuờng Truởng BLL k3, chúng tôi thống nhất tập trung anh em đi viếng bác vào chiều chủ nhật, 16g vì tránh thời gian cao điểm và đơn giản trong khâu tổ chức.

Những kỉ niệm
Bác Võ Chí Công là thân phụ của 2 lính Trỗi - Võ Quốc Tấn, Võ Quốc Công nên với anh em ta thì bác  như cha mẹ mình. Hơn nữa, anh Tấn lại học cùng ông anh tôi tại k3 và Quốc Công lại thân với chú em tôi tại k6 Trỗi. Đặc biệt tôi và anh cùng là lính thông tin của truờng Quân sự, sau này anh ở BTLTT, còn tôi ở Học viện KTQS, thuờng phối hợp khai thác các thiết bị thông tin quân sự. Hai tên lại cùng đi thực tập sinh tại Viện IMAT (CHDC Đức) thời 1986-88 (anh là bí thư còn tôi là truởng đoàn).

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Một ngày lang thang của Đạt "bột"

Quãng 9g sáng thứ bảy, từ Thôn 4, Đại Đồng, Vĩnh Tuờng, Vĩnh Phúc, Đạt gọi điện về. Sau đó đưa máy cho anh Tân "chiếu phim" nói chuyện với tôi.
Đạt và Hà Mèo k6 có nguyện vọng sưu tập các phim, ảnh tư liệu về nhà trường để chuẩn bị cho dịp 50 năm. Muốn thế phải tìm tới những người từng được giao nhiệm vụ phụ trách mà anh Tân là "địa chỉ số 1". Mấy tuần truớc, Đạt nhờ liên lạc với xã Đại Đồng để xin số máy của anh Tân. Gọi mấy lần vào số máy UBND xã nhưng chỉ có thông tin "bác ấy nghỉ hưu rồi, nhà lại không có máy".
Và chỉ với cái địa chỉ hành chính vẻn vẹn mấy chữ, Bùi Việt Sơn đã đánh xe đưa Đạt đến đúng nhà anh Tân vào sáng qua. "Nhà đang sửa anh ạ, - anh Tân nói với tôi - Nhưng vui lắm vì có anh em lính Trỗi đến tận nhà thăm. Rồi năm nay đã 70 rồi, nghỉ ngơi thôi. Anh cho tôi gửi lời hỏi thăm các thầy cô, các bạn học sinh và xin cảm ơn BLL nhà trường...". Đạt không quên tặng anh huy hiệu truờng cùng cuốn  sách.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Nhà tuởng niệm cụ Võ Chí Công

Mời xem!!!

Phố Phái giữa Sài Gòn

Chiều qua, dù SG mưa rất lớn và kéo dài nhưng tại Ei8ht Gallery (toà nhà Laffaete de Saigon), nhiều quan khách và các nghệ sĩ đã có mặt dự khai trương Triển lãm tranh Bùi Xuân Phái, nhân kỉ niệm lần thứ 91 ngày sinh của ông (1/9/1920 - 1/9/2011). Hoạ sĩ Bùi Thanh Phuơng, con trai cố hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, thay mặt mẹ từ HN vào dự.

Với hơn 30 tranh sơn dầu khổ 13x19 - được nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn và gia đình công phu chuẩn bị, để đưa sang triển lãm tại Nhật bản năm 2011 nhưng phải hoãn lại vì liên tiếp các trận động đất - được treo tại đây. Chiêm ngưỡng những tác phẩm này lại nhớ đến Bùi Xuân Phái - ông vua của Phố cổ HN, của tranh chèo, của biển, của nude và của số phận những con người...
Nhân dịp này, Trần Hậu Tuấn và gia đình cố hoạ sĩ đã xuất bản cuốn sách "Bùi Xuân Phái - hội hoạ của tâm cảm Việt", giới thiệu hàng chục tác phẩm của ông cùng các bài viết của các nhà phê bình mỹ thuật Dương Từơng, Thái Bá Vân, Nguyễn Quân, Phan Đan, Pham Cẩm Thượng... Cũng dịp này, Ei8ht Gallery cho bán số sách này để gây quỹ cho các cháu học sinh Truờng Khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu TpHCM.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Nhân tháng an toàn giao thông: Chơi đến như ông là cùng!

Hôm rồi gặp nhau, Toàn Thắng kể mấy chuyện vui về ông bạn Quý Sơn, nhất là chủ đề hắn lái xe. Nay xin hầu anh chị em.

1. Quý Sơn ti toe lái xe
Năm 89, 90, văn phòng Hội Tin học (vì hay đi công du các tỉnh xây dựng phong trào) có "xu xếp vốn" mua lại của cánh đi tầu viễn dương chiếc Misubishi tay lái nghịch. Hồi đó xe du lịch ít, hiếm tai nạn nên chưa cấm tay lái nghịch.
Hắn nhờ chú Tiến, lái xe cho cụ Tấn vừa giải ngũ, dạy lái. Mỗi lần ôm vô lăng thì mặt mày căng thẳng, tòan thân căng cứng như đánh vật. Giấy phép không có mà cứ liều lái ra đường. Nên chú tài em lúc nào cũng phải ngồi bên, sẵn sàng giật phanh tay khi xe lấn tuyến.
Lần đó chả hiểu sao hắn hớt hải phi về: "Mẹ, tao đụng xe rồi... không thấy đuờng nên đâm vào xe của Ban Khoa giáo...". "Ở đâu?". "Chu Văn An, gần Bộ Ngoại giao. Mày điều thằng cu Tiến ra thế vào chỗ tao".
Thằng em Tiến vội chạy ra, thế mạng. Nhờ "thành khẩn nhận lỗi" (mà lỗi tay kia nặng hơn), tài "có bằng lái xe QĐ cấp nghiêm" và có quen biết với cánh trên Cục CSGT mà chỉ bị xử lí nhẹ. Quả ấy hắn tự giác móc túi lấy tiền ra ga-ra sửa xe ở Chuơng Dương nắn lại phần bị bẹp.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Tin buồn: Cụ Võ Chí Công từ trần

Vừa qua tuổi 100, sáng nay 8/9/2011, vào lúc 7g17', cụ đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM. 
Thay mặt anh em Trỗi, xin chia buồn cùng anh Võ Quốc Tấn và gia đình!
Kế hoạch tang lễ sẽ có thông báo cụ thể.
-----
Bạn Trỗi các khóa tại TpHCM tập trung viếng bác tại Dinh Thống Nhất vào 16g ngày chủ nhật 11/9/2011.

Gặp gỡ anh em

Chiều qua, SG mưa to. Vậy mà tôi và Nghị vẫn đội mưa đến dự tiệc báo hỷ cháu Trung (con trai anh Trần Thắng) và là cháu nội đích tôn của Trung tuớng Trần Độ. Bác Chiến nhà tôi đã đến từ sớm.
Gia đình tôi với nhà cụ Độ là thân hữu vì là hàng xóm sát vách (97 và 99 Trần Hưng Đạo, HN) suốt từ 1973; hơn nữa cụ Độ coi ông già tôi là "bậc đàn anh" và lại là đồng huơng Thái Bình với mẹ tôi. Đặc biệt cùng nhau chứng kiến "nhiều sự kiện trọng đại" của 2 gia đình nên thế hệ con cháu chúng tôi rất hiểu nhau.

Tư vấn sức khỏe!!!

Mời vào KHỎE MỖI NGÀY!!!

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Bạn đã từng xem, Ba tay đàn cùng chơi trên 1 violin ???

Một sưu tầm cực đã! Cảm ơn Đạt!

SAY, SAY, SAY THẬT LÀ SAY (ST: Chu Kì Minh)

1.
 Một tối nọ tôi về nhà muộn                          
SAY SAY, SAY THẬT LÀ SAY                 
Và thấy có ngựa ai đang đứng                       
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày                           
Tôi hỏi vợ tôi, vợ ơi xinh đẹp                        
Này em hãy nói tôi hay:       

Video: Cha, con và chú chim sẻ (ST: Đạt)

Mời xem video clip cảm động!

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Vê căn bệnh Ung thư tiền liệt tuyến

Mời tham khảo!!!

Đãi bạn hiền

Tối qua tại Saigon Pearl, anh Dương Thanh k3 đã đón tiếp nhóm bạn từ HN vào: Minh Đức, Thanh Vinh và Quang Huy (toàn NSUT vừa "đánh Pắc" ở Vũng Tàu về, nhân mấy ngày lễ lớn). Vô tình mà gặp tại đây ca sĩ Quốc Trụ và nghệ sĩ sáo nhị Mạnh Hùng.
Toàn anh em bạn bè, thầy trò cũ nên không khách sáo. Chỉ 1 vài tuần là âm thanh piano vang lên cùng những giọng ca vàng. Hết O xole mio, Xantaluxia Y-ta-ly đến Bancan gory... hết Thuyền và biển đến Ga chiều phố nhỏ... rồi tiếng sáo véo von và tiếng nhị réo rắt của nghệ sĩ Mạnh Hùng với Anh vẫn hành quân, Khát vọng...
Phải 11g hơn mới giải tán. Ông DMĐ vui quá đòi ở lại tâm sự với khổ chủ.
Lễ tết chưa hết???

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Thêm 1 bài viết về cụ Nguyễn Tạo

Mời vào Hà Nội Mới!!!

Anh Quyền nấu bếp

Năm 1973, thiếu tuớng Trần Độ từ B2 ra Bắc thì chuyển nhà về 97 Trần Hưng Đạo. Về cùng cụ có thư kí Trần Hà (thuơng binh cụt 2 ngón ở bàn tay phải), tài xế Trần Luỹ và đầu bếp Trần Quyền (chả hiểu có phải theo cụ mà cùng lấy họ này?).
Anh Quyền to cao đến 1m8, đen sì, khỏe như trâu mộng. Thời bao cấp, việc phục vụ cụ chả có gì khó, loáng 1 cái là xong 3 bữa ăn. Sáng sớm xuống Tôn Đản mua thực phẩm, về lo bữa sáng. Tới 10g mới lo bữa trưa (riêng cụ Hằng, vợ cụ Độ, không bao giờ ăn chung với chồng, sợ phạm vào tiêu chuẩn). Chiều 5g lo vẫn kịp.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống những năm 1979-1982

Theo blog Vương Trí Nhàn

1979

4/5

Ngày Phật đản. Những người tu hành vẫn có nét mặt hệt như mặt người ngoài đời mà tôi vẫn gặp. Sao ở giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt trận.
Ghi sao cho hết những kinh hãi về xã hội chung quanh. "Sự cuồng nhiệt muốn làm người Việt Nam" - hình như có lúc, một người nước ngoài thấy cung cách sống của những người dân đất này đã thốt lên như vậy. Tôi hiểu lúc thấy chúng ta, một cái gì cuồng dại trong người họ bị đánh thức. Tôi cũng đang có cảm giác đó. Ngoài đường, lúc nào cũng ngàn ngạt những người… Những đám đông xếp hàng không nhúc nhích... Cướp giật, phe phẩy... Xa hơn nữa, lính đánh nhau ở Cămpuchia, đánh thắng ghê gớm. Nơi tưởng như đã rệu rã cả, sao người ta vẫn làm được một việc gì đó.
Mỹ bảo có 2 vạn người xin di tản trong khi ta nhận có 29 người(?). Ông Lê Đức Thọ than vãn chưa bao giờ ta thấy mất chủ quyền như lúc này. Ông Tố Hữu tuyên bố sẽ cho người đi học về Khoa học xã hội.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Chuyện về Mẹ (ST: Đạt k8)

Mt cu trc khong 15 tui mun tin tiêu, thay chìa tay ra xin m, cu ta bèn nghĩ ra cách viết 1 t giy gi đến m như sau:

1. Sáng ph M dn dp giường ng....           $1.00
2. Ph M dn dp ba ăn sáng .....                $2.00
3. Sau khi đi hc v coi em ....                       $3.00
4. Ph M dn ba ăn ti, sau đó dn dp.....  $4.00

                                                    Cng:     $10.00

Thi hn thanh toán: Sáng sm mai trước khi con đi hc.

Nghỉ lễ

Chiều ngày 31/8, Nguyễn Trung Quốc k7 đi Côn Đảo về, hẹn anh em tụ bạ ở Bia hơi B&B. Có Đắc Hoà, Minh "vẹo" k7, sau thêm Hữu Hà tận 7g mới đến sau khi rời nhiệm sở (công chức ai cũng như Hà thì dân sướng!). Anh em vui vẻ uống mừng Quốc khánh.Sau còn kéo ra cà phê vườn ngồi thuởng thức và ngắm công viên Gia Định.

Khám phá: Tắm tiên ở Phú Thọ

Mời xem!!!

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Cao Tư lệnh chúc mừng nhân Quốc khánh 2/9

Mời vào blog của Cao!

Nhạc sĩ Văn An từ trần

Mời đọc!
Xin chia buồn cùng nhà báo Văn Yên và gia đình! - BT5

Tâm sự (QV)

Cháu Bình, con cậu em vợ tôi bị u xương. Cả nhà đã cố gắng hết sức mong giúp cháu giữ được đôi chân lành lặn. Song, cuối cùng vẫn phải cắt bỏ một chân của cháu. Mất một chân, nhưng cháu sống nghị lực, yêu đời.
Bài thơ sau tôi viết khi đi chơi ở bể bơi Tản Đà cùng cháu.
Nói với Bình
Tặng Bình thân yêu
Bình ơi, bố phục con lắm đấy,
Con biết bơi dù chỉ với một chân.
Như rái cá vẫy vùng trong làn nước,
Cứ vô tư đùa nghịch với anh Quân.

Chiến tranh (Huỳnh Văn Úc)

Năm nay lão Sửu năm mươi sáu tuổi, vợ lão năm mươi tư. Vợ đứng bán bánh mì cạnh một cái tủ kính tựa trên bốn bánh xe, phía trên có một cột thịt tự động quay và nướng, suốt ngày nóng sốt, bên cạnh ngăn đựng bánh mì là rau quả như dưa chuột thái lát và rau thơm để cạnh một lọ tương ớt. Xe bánh mì của mụ đông khách vào buổi sáng tầm t sáu giờ đến hơn tám giờ, còn trưa và chiều thì khách ăn lai rai. Lão Sửu làm bảo vệ cho cửa hàng bán điện thoại di động ở ngay gần đấy, kiêm luôn cả chức năng trông giữ xe, lão mặc đồng phục quần xanh tím áo xanh lơ trên cầu vai mang cấp hiệu hai vạch chẳng rõ là cấp bậc gì. Cái mũ kêpi màu tím than vành viền sợi chỉ vàng ngự trên đầu càng tôn thêm vẻ oai vệ cho lão.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Vào năm học mới, nhớ về truờng xưa

Cùng vui chung với các cháu học sinh đang nô nức vào năm học mới, nhân giở lại album đi Quế Lâm năm 2003 mà chọn ra mấy tấm ảnh của C8 (khoá 5) ngày ở Phong Khẩu giới thiệu cùng các bạn.
(Nay khu vực truờng mới của ta là truờng Cao đẳng Hàng không vũ trụ Quế Lâm).
- Nhà ăn của Tiểu đoàn 3, phía ngoài có máng rửa tay. Nay đuợc dùng làm xưởng "mổ xẻ" máy bay cho sinh viên học.